Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh tổ chức họp Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2023

Thứ hai - 29/05/2023 13:48 200 0
Chiều ngày 25/5/2023, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức họp Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2023 đối với đề tài: “Nghiên cứu quy trình chiết xuất thu sản phẩm policosanol từ các phế phẩm của cây mía”. Tham gia tuyển chọn, có  02 tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện là Đại học y, dược Tp. HCM và Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng, thuộc Viện Hàn lâm KH&CN VN .
Hội đồng do Bà Nguyễn Thị Kim Quyên – Giám đốc Sở KH&CN làm Chủ tịch Hội đồng, 02 Ủy viên phản biện là PGS.TS. Lê Thị Hồng Nhan (Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM) và TS. Mai Hùng Thanh Tùng (Trường Đại học Công nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM), cùng các thành viên Hội đồng và đại biểu tham dự là đại diện các cơ quan quản lý liên quan, các doanh nghiệp dự kiến phối hợp, ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài.
 Hình ảnh họp của Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp
tổ chức, cá nhân chủ trì  thực hiện đề tài
Tại phiên họp, 02 đơn vị tham gia đăng ký chủ trì thực hiện đề tài trình bày các nội dung thuyết minh; các Thành viên Hội đồng đã trao đổi thảo luận, phân tích và nhận xét đánh giá 02 hồ sơ đăng ký theo các tiêu chí quy định. Căn cứ kết quả kiểm phiếu và quy định hiện hành, Hội đồng tuyển chọn đã thống nhất chọn Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng làm đơn vị chủ trì thực hiện, TS. Phùng Văn Trung làm chủ nhiệm đề tài trên.
Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu mục tiêu đề tài theo đặt hàng của UBND tỉnh Tây Ninh tại Quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 17/02/2023 phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2023 với mục tiêu: Xây dựng được quy trình chiết xuất thu sản phẩm policosanol từ các phế phẩm của cây mía (vỏ mía, bã mía – là một trong những nguồn nguyên liệu dồi dào của tỉnh); đánh giá được giá thành sản xuất và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm policosanol tạo ra với độ tinh sạch >70%, có khả năng ứng dụng trong dược phẩm và thực phẩm chức năng.  
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo hướng kinh tế tuần hoàn, thông qua việc tạo ra sản phẩm mới, có giá trị gia tăng từ phụ phẩm cây mía - một trong những loại cây trồng chủ lực của tỉnh Tây Ninh, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, người trồng mía trên địa bàn tỉnh, tăng thu ngân sách địa phương./.
                                                                    P.QLKH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay2,510
  • Tháng hiện tại89,168
  • Tổng lượt truy cập1,803,339
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây