THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN NTMN: “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò và canh tác sắn tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Lò gò – Xa mát”
CƠ QUAN CHỦ TRÌ
GIAO CÔNG NGHỆ
NỘI DUNG CHÍNH
CỦA DỰ ÁN
thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015”
Đơn vị phối hợp: Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
a. Mục tiêu chung:
Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi và trồng trọt cho nhân dân các xã vùng đệm, tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập, góp phần làm giảm những tác động của cộng đồng có ảnh hưởng không tốt đến tài nguyên thiên nhiên Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Đối với chăn nuôi bò: Nâng cao chất lượng giống bò địa phương bằng bò Brahman và cải tiến phương thức chăn nuôi bằng cách trồng cỏ, dự trữ thức ăn và vỗ béo để tăng khả năng sản xuất của bò, gia tăng thu nhập cho người dân trong vùng dự án.
- Đối với canh tác sắn: Phát triển sản xuất giống sắn KM98- 5 có năng suất cao, phẩm chất tốt cung cấp giống mới cho vùng nguyên liệu, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân; góp phần xây dựng vùng sản xuất sắn theo hướng bền vững, giảm thoái hóa đất và ổn định nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
2. Nội dung chính:
- Xây dựng mô hình chăn nuôi bò: Cải tạo đàn bò địa phương; Trồng cỏ tạo nguồn thức ăn cho bò; Chế biến phụ phẩm từ sắn làm thức ăn chăn nuôi bò và áp dụng kỹ thuật vỗ béo bò.
- Xây dựng mô hình trồng sắn: Sản xuất giống sắn năng suất cao và áp dụng kỹ thuật canh tác sắn hiệu quả và bền vững
- Đối với kỹ thuật viên chăn nuôi bò: Kỹ thuật gieo tinh nhân tạo cho bò và 6 quy trình kỹ thuật liên quan đến chăn nuôi bò: quy trình cải tạo đàn bò địa phương bằng các giống bò lai Sind và Brahman, chăm sóc nuôi dưỡng bò lai, trồng cỏ, ủ dự trữ thức ăn cho đàn bò, vỗ béo bò thịt, phòng và trị bệnh cho đàn bò;
- Đối với kỹ thuật viên canh tác sắn: Quy trình sản xuất giống sắn và canh tác sắn bền vững phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của người dân
d.Tập huấn kỹ thuật cho nông dân:
Tập huấn các kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăm sóc bò, trồng cỏ, ủ chua thức ăn cho bò, vỗ béo bò và trồng sắn sao cho có hiệu quả.
1. Quy trình cải tạo đàn bò địa phương bằng các giống bò Zebu;
2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng bò lai;
3. Quy trình trồng cỏ;
4. Quy trình ủ dự trữ thức ăn cho đàn bò;
5. Quy trình phòng và trị bệnh cho đàn bò;
6. Quy trình vỗ béo bò thịt;
7. Quy trình sản xuất giống sắn;
8. Quy trình canh tác sắn bền vững.
*Dự án đã xây dựng được 03 mô hình ứng dụng công nghệ vào sản xuất:
1. Mô hình chăn nuôi bò: với quy mô 68 con (trong đó, 08 bò đực giống Braman lai tạo với 60 con bò giống cái laisind địa phương).
- Trong 60 con bò cái giống: được phối giống trực tiếp từ bò đực dự án và thụ tinh nhân tạo, đã có 34 bê lai con, 24 con bò mẹ đang mang thai và có 2 con bò mẹ đang mang thai đã chết.
2. Mô hình canh tác sắn: sử dụng giống sắn KM98-5 và KM140 với quy mô 8ha/năm/4 xã, tổng diện tích của 40 hộ tham gia dự án là 40 ha.
- Đã thu hoạch được 40/40 ha đạt 100%, sản lượng củ tươi đạt: Ở giống sắn KM98-5 năng suất thu được bình quân từ 36 tấn/ha và hàm lượng tinh bột đạt từ 25-26%, giống sắn KM140 năng suất thu được bình quân từ 41,5 tấn/ha và hàm lượng tinh bột đạt từ 26-27%.
3. Mô hình xử lý sản phẩm từ sắn (lá, ngọn sắn ...) làm thức ăn chăn nuôi bò: ủ chua thức ăn đạt 60/60 tấn, các chỉ tiêu dinh dưỡng đạt yêu cầu, có thể bảo quản được ít nhất là 6 tháng.
Ý kiến bạn đọc