Chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân như thế nào?

Thứ tư - 18/11/2015 20:55 379 0
Bộ Khoa học và Công nghệ đã chuẩn bị sẵn sàng trước mọi tình huống thông qua việc ban hành Thông tư 25/2014/TT-BKHCN quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

 Kinh nghiệm từ các sự cố hạt nhân trên thế giới cho thấy, cần chuẩn bị tốt việc ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân. Tại Việt Nam, dù chưa xảy ra sự cố nào đáng tiếc gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế, môi trường và tính mạng người dân, song Bộ Khoa học và Công nghệ đã chuẩn bị sẵn sàng trước mọi tình huống thông qua việc ban hành Thông tư 25/2014/TT-BKHCN quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

 Kinh nghiệm từ thực tế

Nhìn lại sự cố mất cắp nguồn phóng xạ của Công ty APAVE trong tháng 9/2014 cho thấy khả năng ứng phó, xử lí sự cố bức xạ và hạt nhân của các cơ quan liên quan khá chuyên nghiệp và hiệu quả. Theo đó, ngay sau sự việc xảy ra, căn cứ quy trình ứng phó - xử lý sự cố bức xạ, quy định tại Thông tư 24/2012/TT- BKHCN ngày 04/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã họp khẩn với các đơn vị có liên quan (Công ty APAVE, Phòng PA81 - Công an TP. Hồ Chí Minh) để tổ chức đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự cố, xác định hướng xử lý và triển khai công tác điều tra, xác minh nhằm nhanh chóng thu hồi nguồn phóng xạ bị mất cắp.

Tiếp đó, sau khi nhận được thông báo sự cố từ Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Cục An toàn bức và xạ hạt nhân đã nhanh chóng lên phương án ứng phó nhằm phối hợp với các đơn vị liên quan để tìm kiếm nguồn phóng xạ thông qua lực lượng nhân sự từ Phòng ứng phó sự cố - Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố, vốn đã có nhiều kinh nghiệm trong việc khảo sát, đánh giá, tìm kiếm và nguồn phóng xạ.

Ngày 18/9/2014, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ra Quyết định thành lập tổ công tác gồm các đơn vị như: Sở Khoa học và Công nghệ; Phòng PA81 - CA TP. Hồ Chí Minh, Cục An toàn Bức xạ và Hạt Nhân; Cục Công tác phía Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ; Công an Quận Tân Bình và Trung tâm hạt nhân TP. Hồ Chí Minh và phân công nhiệm vụ cho các thành viên tổ công tác.

Ngày 17-18/9/2014, tổ công tác đã phối hợp với Công an quận Tân Bình triển khai thành 04 nhóm xuống hiện trường để tìm kiếm, rà soát thiết bị chứa nguồn phóng xạ tại những vị trí, khu vực nghi ngờ. Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Công an các quận, huyện theo chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh đã khảo sát, điều tra các cơ sở ve chai, phế liệu trên địa bàn Thành phố nhằm tuyên truyền và vận động để thông báo ngay cho cơ quan nhà nước khi phát hiện thiết bị phóng xạ bị mất cắp.

Ngày 18/9/2014, Công an Quận Tân Bình đã phát hiện và cô lập địa điểm nghi ngờ địa chỉ nhà 111/15 Tổ 46, Khu phố 6, Đường Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (TP. Hồ Chí Minh) và thông báo cho Tổ công tác đến hiện trường hiện trường phối hợp với Công an quận Tân Bình xác định mức độ nguy hiểm của thiết bị chứa nguồn phóng xạ cũng như nhanh chóng triển khai việc thu hồi thiết bị chứa nguồn phóng xạ theo quy định. Tổ công tác, Công an quận Tân Bình và Công ty Apave đã tiến hành lập biên bản ghi nhận hiện trường và biên bản Trao trả tài sản - trả lại thiết bị cho Công ty Apave và thiết bị chứa nguồn phóng xạ được đưa về kho nguồn của Công ty Apave để lưu giữ và bảo quản.

Ứng phó với sự cố bức xạ và hạt nhân như thế nào?

Theo quy định hiện hành, ở Việt Nam, hệ thống ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân được phân chia làm 3 cấp, gồm: kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở, kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh và kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia. Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất trong việc ứng phó thuộc về cơ sở tiến hành công việc bức xạ vì đây chính là nơi khởi nguồn của sự cố. Do đó, các cơ sở tiến hành công việc bức xạ phải nhìn nhận và đánh giá được các nguy cơ có thể xảy ra khi tiến hành công việc bức xạ từ đó đưa ra kế hoạch ứng phó phù hợp.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật hiện hành các cơ sở khi tiến hành công việc bức xạ phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố phù hợp với các nguy cơ, tình huống có thể xảy ra nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, hậu quả do công việc bức xạ đem lại. Đồng thời, các cơ sở còn phải nâng cao các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh các nguồn phóng xạ…

Mới đây, sau sự kiện của Công ty APAVE, nhằm giúp cho các đơn vị liên quan dễ dàng chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, ngày 08/10/2014, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký ban hành Thông tư 25/2014/TT-BKHCN, có hiệu lực từ ngày 24/11/2014 và thay thế Thông tư 24/2012/TT- BKHCN/TT-BKHCN ngày 04/12/2012 về việc hướng dẫn lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp cơ sở và cấp tỉnh.

Cụ thể, các cơ sở tiến hành công việc được phân nhóm dựa trên mức độ thiệt hại có thể xảy ra từ sự cố tại các cơ sở này theo 5 nhóm tương ứng với 5 nhóm nguy cơ I, II, III, IV và V theo khả năng gây thiệt hại giảm dần. Căn cứ vào nhóm nguy cơ, cơ sở tiến hành công việc bức xạ và UBND cấp tỉnh tiến hành phân tích các tình huống, hậu quả lớn nhất do sự cố có thể gây ra và tổ chức công tác chuẩn bị ứng phó sự cố. Nội dung phân tích này phải được thể hiện trong bản kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở và cấp tỉnh. Khi sự cố xảy ra thì tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố cần căn cứ vào mức can thiệp để tiến hành các hoạt động can thiệp tương ứng và căn cứ vào mức báo động (tức chỉ thị về mức độ trầm trọng hoặc khẩn cấp của tình huống sự cố đang diễn ra hoặc sắp diễn ra), để huy động nguồn lực tiến hành hoạt động ứng phó sự cố.

Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II có thể xảy ra các mức báo động A, B và C tương ứng với độ nghiêm trọng tăng dần. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ III, IV và V có thể xảy ra các mức báo động 01, 02 và 03 tương ứng với mức độ nghiêm trọng tăng dần.

Thông tư cũng quy định tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố phải có trách nhiệm bổ nhiệm hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Trưởng Ban chỉ huy và các thành viên trong Ban chỉ huy. Trong hoạt động ứng phó sự cố thì Ban Chỉ huy ứng phó sự cố có vai trò trung tâm, bao gồm điều phối cung cấp nguồn nhân lực, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng cần thiết; tổ chức ứng phó sự cố theo Kế hoạch ứng phó sự cố; tổ chức đào tạo và diễn tập ứng phó sự cố định kỳ…

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực điện hạt nhân, với những quy định chi tiết, chặt chẽ và khoa học, Thông tư 25/2014/TT-BKHCN sẽ góp phần giúp các cơ quan, đơn vị liên quan từ cấp trung ương đến địa phương có thể ứng phó, xử lí một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và hiệu quả trong trường hợp nếu có sự cố bức xạ và hạt nhân xảy ra.

Nguồn tin: tapchitaichinh.vn

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay3,244
  • Tháng hiện tại49,979
  • Tổng lượt truy cập2,910,721
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây