Công bố thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Tây Ninh (được nghiệm thu và đã đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN) năm 2018

Thứ tư - 02/08/2017 00:00 205 0

​1. Tên nhiệm vụ: Đánh giá khả năng sản xuất của con lai giữa bò Lai Sind với một số giống bò thịt cao sản trong điều kiện chăn nuôi tại tỉnh

- Tổ chức chủ trì NV: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh

- Chủ nhiệm NV: KỸ SƯ TRẦN THỊ CẨM;  TIẾN SỸ PHẠM VĂN QUYẾN

- Cá nhân tham gia: Kỹ sư Giang Vi Sal; Thạc sỹ Bùi Ngọc Hùng; Thạc sỹ Nguyễn Văn Tiến; Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Hải; Bác sĩ thú y Lê Thị Mỹ Hiếu

- Mục tiêu: 

+ Nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Tây Ninh: khối lượng trưởng thành của bò lai cải tiến tăng 30-35% so với bò nội. Tỷ lệ thịt xẽ bò lai cũng cao hơn so với bò địa phương 4 -5%, chất lượng thịt được cải thiện; hiệu quả kinh tế tăng 10 -15%.
+ Xác định khả năng sản suất của con lai F1 Red Angus và F1 Brahman trong điều kiện chăn nuôi tại tỉnh Tây Ninh;
+ Xác định hiệu quả vỗ béo bò đực lai F1 Red Angus, F1 Brahman  và lai sind;
+ Xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình vỗ béo, quy trình phòng và trị bệnh bò lai hướng thịt phù hợp với điều  kiện cụ thể của Tây Ninh.

- Kết quả thực hiện: Kết quả đề tài:lai tạo được 150 con lai F1 từ tinh bò đực giống bò: Red Angus, Red Brahman và Red Sindhi; xây dựng được 02 quy trình trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với thực tế tại địa phương để dễ đưa vào ứng dụng hơn. Hai quy trình được xây dựng riêng trên 02 nhóm bò Angus và Brahman.

- Thời gian bắt đầu: Tháng 4/2014

- Thời gian kết thúc: Tháng 9/2017

- Kinh phí (Triệu đồng): 1.819,71

- Cấp thực hiện: Cấp tỉnh

2. Tên nhiệm vụ: Chiến lược phát triển thương mại biên giới tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

 - Tổ chức chủ trì NV: Văn phòng UBND tỉnh Tây Ninh

- Chủ nhiệm NV: TS Lê Cao Thanh và ThS Phạm Trung Chánh

- Cá nhân tham gia: Ths. Nguyễn Văn hội; Ths. Nguyễn Minh Trâm; Ths. Nguyễn Thanh Lâm; Ths. Nguyễn Phi Hoàng; Ths. Huỳnh Nhựt Nghĩa; Ths. Phạm Thị Ngọc Mai; Ths. Trương thúy Vân;Ths. Hà Kiên Tân

- Mục tiêu: Đánh giá tiềm năng, thế mạnh trong phát triển thương mại biên giới của Tây Ninh, từ đó đề xuất các chiến lược phát triển thương mại biên giới tỉnh Tây Ninh, đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Kết quả thực hiện: Kết quả đề tài:

+ Kết quả đề tài đánh giá tình hình phát triển thương mại biên giới tỉnh Tây Ninh. Đánh giá tình tiềm năng thế mạnh, cơ hội, nguy cơ trong phát triển thương mại biên giới tỉnh Tây Ninh. Xây dựng chiến lược phát triển thương mại biên giới của tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.
+ Hiệu quả KT-XH: 
Kết quả của đề tài cung cấp luận cứ để nhà nước tham khảo trong việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế biên giới nói chung và thương mại biên giới nói riêng. Được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp trong cả nước hoạch định chiến lược đầu tư vào thương mại biên giới. Các giải pháp phát triển thương mại biên giới sẽ mở hướng để tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng cường giao lưu và hợp tác kinh tế qua biên giới, thiết lập thêm các chuỗi cung ứng gắn kinh tế Việt Nam với thế giới. 

- Thời gian bắt đầu: 01/01/2013

- Thời gian kết thúc: 01/07/2014

- Kinh phí (Triệu đồng): 592,39

- Cấp thực hiện: Cấp tỉnh

3. Tên nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch bảo tồn các loài linh trưởng ở Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát tỉnh Tây Ninh

- Tổ chức chủ trì NV: BQL Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát

- Chủ nhiệm NV: KS Tạ Ngọc Dân

- Cá nhân tham gia: KS Hồ Đắc Long; TS  Hoàng Minh Đức;  ThS Trần Văn Bằng; KS Tô Văn Quang; KS Lê Duy; KS Nguyễn Thành Trung

- Mục tiêu: Xây dựng kế hoạch bảo tồn các loài linh trưởng ở Vườn quốc gia (VQG) Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh

- Kết quả thực hiện: Kết quả điều tra thực địa đã ghi nhận được 04 loài linh trưởng hiện diện tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát là Khỉ đuôi dài, Khỉ đuôi lợn, cu li nhỏ và Chà vá chân đen. Đề tài bước đầu đã đánh giá được một số đặc điểm về tập tính của các loài linh trưởng như khỉ đuôi dài, chà vá chân đen và khỉ đuôi lợn. Về giám định loài qua phương pháp DNA, kết quả cho thấy tỷ lệ bắt gặp phân của loài Khỉ đuôi dài là cao nhất, tiếp đến là Khỉ đuôi lợn. Đối với các loài khác thì chưa thành công.

- Thời gian bắt đầu: 01/03/2016

- Thời gian kết thúc: 01/08/2017

- Kinh phí (Triệu đồng): 341,960

- Cấp thực hiện: Cấp tỉnh

4. Tên nhiệm vụ: Điều tra hiện trạng phân bố và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài cây ăn côn trùng ở Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát

- Tổ chức chủ trì NV: Phòng Kỹ Thuật (Ban quản lý Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát)

- Chủ nhiệm NV: CN. Nguyễn Long Điền

- Cá nhân tham gia: KS. Nguyễn Thị Nhung; KS Tô Quang; KS Nguyễn Thanh Xuân; TS Nguyễn Thị Lan Thi; TS Phạm Quỳnh Hương; ThS Nguyễn Trần Thụy Thanh Mai; CN

- Mục tiêu: Nắm được vùng phân bố và hiện trạng của các loài cây ăn côn trùng ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát (VQG LGXM), trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm bảo tồn các loài cây ăn côn trùng ở VQG LGXM

- Kết quả thực hiện: 01 bản đồ phân bố của các loài Nepenthes và nhóm cây bắt ruồi Drosera tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, tỷ lệ 1:25.000.; Kế hoạch bảo tồn các loài Nepenthes và nhóm cây bắt ruồi Drosera tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát; Báo cáo điều tra hiện trạng và vùng phân bố;

- Thời gian bắt đầu: Tháng 1/2017

- Thời gian kết thúc: Tháng 9/2018

- Kinh phí (Triệu đồng): 208,766

- Cấp thực hiện: Cấp cơ sở

5. Tên nhiệm vụ: Biên soạn, chỉnh lý, bổ sung địa lý y tế quân sự tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 - 2015

- Tổ chức chủ trì NV: Ban Quân Dân Y tỉnh Tây Ninh

- Chủ nhiệm NV:BS CKII Lương Quang Lực

- Cá nhân tham gia: BS CKI Nguyễn Văn Cường ;  BS CKI Nguyễn Minh Chí ; BS CKI Nguyễn Văn Trung; BS CKI Lê Thành Lữ; BS CKI Trần Mộng Thùy; ThS Dược Đặng Thị Kề; CN Nguyễn Tấn Hùng; BS CKI Phạm Ngọc Linh; Trung cấp Lê Trung Thành

- Mục tiêu: 

+ Đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, y tế, thú y, đến các mặt tổ chức bảo đảm y tế quân sự.  
+ Tái xuất bản có cập nhật, chỉnh lý, bổ sung số liệu 5 năm từ 2011 – 2015 cuốn "Địa lý y tế quân sự tỉnh Tây Ninh.

- Kết quả thực hiện: Đề tài đã cập nhật, chỉnh lý số liệu địa lý y tế quân sự tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2015 làm cơ sở để chỉ huy hậu cần và quân y các cấp có tư liệu tham khảo, sử dụng khi xây dựng các kế hoạch, phương án tổ chức bảo đảm Hậu cần, quân y trong khu vực phòng thủ. Đồng thời, giúp cho các nhà quản lý y tế tham khảo khi xây dựng các kế hoạch phát triển y tế và đưa ra các giải pháp hiệu quả phù hợp với từng vùng lãnh thổ của tỉnh nhằm phục vụ nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

- Thời gian bắt đầu: 01/02/2017

- Thời gian kết thúc: 01/10/2017

- Kinh phí (Triệu đồng): 286,844

- Cấp thực hiện: cấp tỉnh

6. Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình sx giống, nuôi trồng và sơ chế nấm bào ngư, nấm mọc nhĩ và nấm linh chi tại trại thực nghiệm công nghệ sinh học tỉnh Tây Ninh

- Tổ chức chủ trì NV: Trung tâm Thông tin - Ứng dụng tiến bộ KH&CN Tây Ninh

- Chủ nhiệm NV: KS. Đoàn Minh Tuyết

- Cá nhân tham gia: KS. Nguyễn Thị Hồng Diễm; ThS. Phạm Thế Anh; KS. Dương Đăng Thanh; ThS. Trịnh Văn Nhì

- Mục tiêu: 

+ Hoàn thành quy trình sản xuất giống cấp 1, 2, 3 cho từng loại nấm: nấm bào ngư, nấm mộc nhĩ và nấm linh chi;
+ Kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc và thu hoạch nấm: nấm bào ngư, nấm mộc nhĩ và nấm linh chi;
+ Hoàn thành quy trình sơ chế, bảo quản nấm sau thu hoạch: nấm bào ngư, nấm mộc nhĩ và nấm linh chi.F16

- Kết quả thực hiện: Mô hình sản xuất, nhân giống nấm cấp 1, 2, 3; Mô hình nuôi trồng các loại nấm (nấm bào ngư, nấm mộc nhĩ và nấm linh chi); Sản lượng trong một năm: Nấm bào ngư tươi 1475 kg, nấm linh chi khô 47 kg; nấm mộc nhĩ khô 145 kg; Đào tạo 04 KTV sản xuất giống nấm, nuôi trồng, sơ chế và bảo quản nấm; 01 KTV vận hành thiết bị; 10 công nhân lành nghề phục vụ sản xuất, sơ chế và bảo quản nấm; 120 nông dân nắm vững kỹ thuật nuôi trồng, sơ chế, bảo quản các loại nấm.

- Thời gian bắt đầu: Tháng 1/2017

- Thời gian kết thúc: Tháng 6/2018

- Kinh phí (Triệu đồng): 141,8

- Cấp thực hiện: Cấp cơ sở

7. Tên nhiệm vụ: Lịch sử Ngành Kiểm tra Đảng của Đảng bộ tỉnh Tây Ninh (1970 - 2018)

- Tổ chức chủ trì NV: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Tây Ninh

- Chủ nhiệm NV: Cử nhân Võ Văn Sớm

- Cá nhân tham gia: Th.S Phan Huỳnh Quốc Vinh; Cử nhân Võ Thị Lệ Hằng;  Cử nhân Nguyễn Thị Dung; Cử nhân Trương Văn Dễ; Cử nhân Nguyễn Thái Bình; 

Cử nhân Trần Thanh Phong

- Mục tiêu: Ghi nhận quá trình lịch sử hình thành và phát triển của công tác Kiểm tra Đảng trong Đảng bộ tỉnh Tây Ninh từ khi được thành lập cho đến nay. Từ đó, tiếp tục phát huy truyền thống của ngành và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu nhằm phục vụ yêu cầu xây dựng ngành trong thời gian tới

- Kết quả thực hiện: 

+ Đề tài đã xây dựng bộ tài liệu lịch sử Ngành Kiểm tra Đảng của Đảng bộ tỉnh Tây Ninh.
+ Ghi nhận quá trình lịch sử hình thành và phát triển của công tác Kiểm tra Đảng trong Đảng bộ tỉnh Tây Ninh từ khi được thành lập cho đến nay. Từ đó, tiếp tục phát huy truyền thống của ngành và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu nhằm phục vụ yêu cầu xây dựng ngành trong thời gian tới

- Thời gian bắt đầu: tháng 4/2017

- Thời gian kết thúc: tháng 8/2018

- Kinh phí (Triệu đồng): 322,18

- Cấp thực hiện: Cấp tỉnh

8. Tên nhiệm vụ: Ứng dụng công nghệ nuôi thương phẩm tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) toàn đực tại tỉnh Tây Ninh

- Tổ chức chủ trì NV: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

- Chủ nhiệm NV: ThS Nguyễn Đức Minh

- Cá nhân tham gia: ThS.Nguyễn Thị Thu Thủy; KS. Nguyễn Văn Huỳnh; KS. Lê Ngọc Hạnh; KS Phạm Văn Ngưu

- Mục tiêu: Áp dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất, nhằm cải thiện chất lượng tôm thương phẩm bằng con giống toàn đực. Từ đó thúc đẩy nghề nuôi tôm càng xanh phát triển ở tỉnh Tây Ninh;  Mục tiêu cụ thể: Xây dựng được quy trình công nghệ nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực cho tỉnh Tây Ninh, với năng suất 2 tấn/ha, tôm đạt trọng lượng 20 con/kg

- Kết quả thực hiện: Kết quả đã xây dựng được “Quy trình nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại tỉnh Tây Ninh”. Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, các hộ nuôi gồm: Phạm Thị Bích Hà, Nguyễn Văn Chiến (xã Tân Bình, TP. Tây Ninh thuộc hệ thống Kênh Tây); Lê Thanh Tiến, Trịnh Văn Việt (xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu  thuộc hệ thống Kênh Đông); Nguyễn Minh Châu; Nguyễn Văn Thanh (huyện Gò Dầu thuộc hệ thống sông Vàm Cỏ Đông) đã tham gia mô hình nuôi sản xuất được 3578 kg tôm toàn đực thương phẩm trên tổng diện tích 1,5 ha, năng suất đạt 2280 kg/ha, kích thước tôm đạt trung bình từ 10-14 con/kg, Tỷ suất lợi nhuận đạt 55-72%. Với kết quả đạt được, trong quá trình ứng dụng, triển khai nhân rộng kết quả nghiên cứu sẽ giúp người dân địa phương nâng cao được nhận thức, nắm bắt được vai trò công nghệ trong quá trình chuyển đổi đối tượng giống nuôi trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, nhằm gia tăng giá trị kinh tế nông sản, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.

- Thời gian bắt đầu: 01/03/2016

- Thời gian kết thúc: 01/02/2018

- Kinh phí (Triệu đồng): 593296

- Cấp thực hiện: Cấp tỉnh

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay821
  • Tháng hiện tại6,973
  • Tổng lượt truy cập2,867,715
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây