Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên sáng chế, công nghệ và tài sản trí tuệ
Theo các chuyên gia, các sáng chế, công nghệ và tài sản trí tuệ nếu được khai thác có thể trở thành bệ phóng hỗ trợ đổi mới sáng tạo. TS Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ, nhận định: "Tài sản trí tuệ đang trở thành bệ phóng mạnh mẽ hơn nữa cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, hiện các nhóm khởi nghiệp chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư mà chưa chú trọng đến việc tạo lập các tài sản trí tuệ mới, bảo hộ và khai thác các quyền sở hữu trí tuệ". Theo ông Hồng, thực trạng này dẫn tới khó khăn cho hoạt động nghiên cứu sáng tạo, ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh.
Trước vấn đề được đưa ra, các diễn giả cùng nhau thảo luận vấn đề chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp dựa trên tài sản trí tuệ từ trường đại học và doanh nghiệp. Các chuyên gia đề xuất đổi mới sáng tạo mở và hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, xây dựng khung pháp lý hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ... Các chuyên gia cũng đưa ra kinh nghiệm khởi nghiệp dựa trên sáng chế và khai thác tài sản trí tuệ. Nổi bật trong đó có dự án khởi nghiệp "nuôi tôm nước lợ vùng xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu Long". Hay giải pháp khởi nghiệp dựa trên sáng chế từ nghiên cứu về "phễu thu sàn" trong chia sẻ từ nhà sáng chế Bạch Kim Khương.
Tại hội thảo các đại biểu cũng thảo luận vấn đề chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp dựa trên tài sản trí tuệ từ trường đại học và doanh nghiệp. Các chuyên gia đề xuất đổi mới sáng tạo mở và hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, đề xuất khung pháp lý hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ...
Ông Trần Giang Khuê, Trưởng Làng Sáng chế và Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, bày tỏ mong muốn việc ứng dụng các sáng chế
và tài sản trí tuệ trong công tác đổi mới sáng tạo sẽ ngày càng tích cực, hiệu quả, giúp các cá nhân và doanh nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nâng cao năng lực cạnh tranh, qua đó phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
nguồn: https://vnexpress.net/