Phát triển thị trường khoa học và công nghệ: Đẩy mạnh kết nối phát triển thị trường

Thứ sáu - 15/10/2021 23:00 163 0

​Phát triển thị trường khoa học và công nghệ nhu cầu bức thiết ở mỗi quốc gia

Việc kết nối phát triển thị trường phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đặc biệt cần có một mô hình chuỗi liên kết, đi vào chiều sâu để kết nối, phát huy tối đa vai trò của các nhân tố trong thị trường khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy phát triển sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số sàn giao dịch công nghệ cấp vùng sẽ hỗ trợ hiệu quả cho các tổ chức trung gian để thị trường khoa học và công nghệ phát triển mạnh trong thời gian tới.

ky3_1.jpg

Nhóm nghiên cứu vaccine Covid-19 tại Công ty Vabiotech

Đẩy mạnh kết nối phát triển thị trường

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: Để Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 đạt mục tiêu đề ra, cần đẩy mạnh việc kết nối phát triển thị trường khoa học và công nghệ; đồng thời tiếp tục tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ không chỉ từ nhà nước mà còn từ xã hội, đặc biệt là từ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần tăng cường kết nối viện-trường-doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, nơi biến các kết quả nghiên cứu từ viện-trường thành sản phẩm, hàng hóa. Đặc biệt, vấn đề liên kết, chuyển giao tri thức hiệu quả là yếu tố then chốt, quyết định giúp phát triển thị trường khoa học và công nghệ, góp phần nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của Việt Nam.

Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh: Nhằm góp phần phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần tham gia thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kết nối các thành phần và xúc tiến các hoạt động để thúc đẩy thương mại hóa công nghệ, Bộ Khoa học và công nghệ đã hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thúc đẩy phát triển mô hình các tổ chức trung gian, tạo cơ hội để các nhà đầu tư tìm kiếm các sáng chế, kết quả nghiên cứu có tiềm năng thương mại hóa trên mọi lĩnh vực để ứng dụng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo khảo sát tại các doanh nghiệp do Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) thực hiện, gần 90% doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới theo phương thức đầu tư vào công nghệ mới, nâng cấp hoặc chỉnh sửa công nghệ hiện có, còn hoạt động chuyển giao từ các tổ chức khoa học và công nghệ đến doanh nghiệp rất thấp.

Bộ Khoa học và Công nghệ đang cùng với các bộ, ngành, địa phương thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, triển khai các giải pháp có tính chất liên ngành về chuyển đổi số theo Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030. Triển khai chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030, Bộ đặt ra mục tiêu đẩy mạnh số hóa các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ có tiềm năng thương mại hóa trên thị trường, kết nối hiệu quả với mạng lưới tổ chức trung gian khu vực ASEAN và toàn cầu. Đồng thời, Bộ đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, kết nối thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam với thị trường khoa học và công nghệ quốc tế; đẩy mạnh tổ chức các sự kiện xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ quy mô vùng, quốc gia và quốc tế; đầu tư, phát triển sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số sàn giao dịch công nghệ cấp vùng có vai trò đầu mối nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các tổ chức trung gian để thị trường khoa học và công nghệ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Phát triển và nâng cao năng lực tổ chức trung gian

Để đạt được mục tiêu phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế về thị trường khoa học và công nghệ; phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ… 

Hiện có khoảng gần 2.000 cán bộ làm việc trong các tổ chức trung gian là các trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ, sàn giao dịch công nghệ, trường đại học, viện nghiên cứu... đội ngũ này được kỳ vọng góp phần thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, để thúc đẩy hoạt động giao dịch của các sàn giao dịch công nghệ, cần đẩy mạnh xây dựng hệ thống liên kết các sàn giao dịch công nghệ vùng, khu vực duyên hải Bắc Bộ, nhằm thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Sàn giao dịch công nghệ tập trung vào các lĩnh vực như: Nông nghiệp, công nghệ thực phẩm, thủy sản, cơ khí chế tạo, điện tử, na-nô, y dược cho các viện, trường, doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng các lĩnh vực trọng điểm, then chốt, có tiềm năng thế mạnh của Việt Nam, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước, khu vực cũng như quốc tế.

 ky3_2.jpg

Nguồn: Chương trình 2075

Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần, tổ chức trung gian tham gia thị trường. Hiện nay, những mô hình về tổ chức trung gian đang tạo nên những cơ hội để các nhà đầu tư tìm kiếm các sáng chế, kết quả nghiên cứu có tiềm năng thương mại hóa trên mọi lĩnh vực để ứng dụng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế-xã hội.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho rằng: Hiện tổ chức trung gian chưa đủ mạnh để cung cấp các dịch vụ kết nối, hỗ trợ hai bên cung-cầu và các bên khác trong các giao dịch liên quan đến công nghệ, tài sản trí tuệ. Các sàn giao dịch công nghệ hoạt động chưa đạt hiệu quả như mong muốn, chưa phát huy tối đa vai trò của các nhân tố trung gian trong thị trường khoa học công nghệ. Vì vậy, thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chức trung gian và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về thị trường khoa học và công nghệ... hướng tới mục tiêu đến năm 2025, hình thành và phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ với 80 tổ chức trung gian và 3 mạng lưới các tổ chức trung gian chuyên sâu cho 3 ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Năm 2030, giá trị giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ bình quân đạt 30% và đạt trên 35% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực./.

nguồn: www.vnanet.vn (Thông tấn xã Việt Nam)


  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay1,554
  • Tháng hiện tại80,823
  • Tổng lượt truy cập2,629,904
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây