Phát triển thị trường khoa học và công nghệ: Lồng ghép Chương trình quốc gia với Đề án của địa phương

Thứ sáu - 15/10/2021 23:00 192 0
Thực hiện Quyết định số 1158/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030, Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung xây dựng và ban hành thông tư quản lý Chương trình, thông tư tài chính, xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai Chương trình với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương.
​Cùng với đó, Bộ ưu tiên đẩy mạnh hình thành và phát triển một số tổ chức trung gian có vai trò đầu mối; xây dựng Đề án thí điểm chính sách tạo động lực thương mại hóa, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ ngân sách nhà nước vào sản xuất, kinh doanh.
 
ky2_1.jpg
Khu thực nghiệm tại Công viên phần mềm Quang Trung sẽ là nơi ứng dụng các công nghệ mới như
Internet-of-Things, Cloud Computing, Big Data… trong lĩnh vực nông nghiệp
Nhiều chỉ số cụ thể cần thực hiện
Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ tăng bình quân 25%/năm, tăng trên 30% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực; tỷ trọng giao dịch tài sản trí tuệ đạt trên 15%, tỷ trọng giao dịch công nghệ nhập khẩu từ các nước phát triển đạt 30%; tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học đạt trên 35% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước; hình thành và phát triển 80 tổ chức trung gian và 3 mạng lưới tổ chức trung gian chuyên sâu cho 3 ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
Chương trình cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, giá trị giao dịch hàng hóa hằng năm đạt bình quân trên 35% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực; tỷ trọng giao dịch tài sản trí tuệ đạt trên 20%, tỷ trọng giao dịch các công nghệ nhập khẩu từ các nước phát triển đạt 35%; tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học đạt trên 40% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước.
Chương trình sẽ phát triển hơn 240 tổ chức trung gian khoa học và công nghệ; 6 mạng lưới tổ chức trung gian chuyên sâu cho 6 ngành hàng xuất khẩu chủ lực; số hóa các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ có tiềm năng thương mại hóa trên thị trường; hiện đại hóa hệ thống hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ, kết nối hiệu quả với mạng lưới tổ chức trung gian khu vực và toàn cầu.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đột phá mà Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 đề ra là phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ; xây dựng cổng thông tin quốc gia, cơ sở dữ liệu và nền tảng kỹ thuật tích hợp dùng chung về thị trường khoa học và công nghệ; từng bước liên thông, tích hợp với các nền tảng kỹ thuật về thị trường khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: Trong bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp các quốc gia năm 2020, Việt Nam tăng 13 bậc, lên vị trí thứ 59 trên thế giới, hướng tới vị thế trung tâm khởi nghiệp hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Còn trong bảng xếp hạng Chỉ số Đổi mới sáng tạo (GII) năm 2021, Việt Nam xếp thứ 44/132 quốc gia/nền kinh tế (so với thứ hạng 42 năm 2019 và năm 2020) sau khi WIPO đã cập nhật số liệu GDP theo tính toán mới của Việt Nam (tăng khoảng 36% so với năm 2020). Mặc dù Việt Nam giữ nguyên vị trí xếp hạng thứ 38 về đầu ra đổi mới sáng tạo và tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo, tăng 2 bậc (từ 62 lên 60) so với năm 2020, nhưng giá trị GDP mới, lớn hơn đã điều chỉnh lại thứ hạng của Việt Nam do nhiều chỉ số thành phần được tính dựa trên tổng giá trị chia GDP. Kết quả này của Việt Nam nhằm cùng với các bộ, ngành, địa phương hiểu rõ hơn và tiếp tục xây dựng, triển khai các giải pháp nhằm đạt mục tiêu Chính phủ đặt ra.
Thị trường khoa học và công nghệ có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như nền kinh tế. Trong đó, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ thể trung tâm trong hoạt động của thị trường, giao dịch và mua bán hàng hóa khoa học và công nghệ của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Thị trường khoa học và công nghệ góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế, trong đó doanh nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ thể trung tâm trong hoạt động của thị trường, giao dịch và mua bán hàng hóa khoa học và công nghệ của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
Lồng ghép với kế hoạch, đề án của từng bộ, ngành, địa phương
 
ky2_2.jpg
ky2_3.jpg 
ky2_4.jpg
Các quy trình của từng loại cây trồng, vật nuôi được lập trình trên phần mềm hệ thống ứng dụng SmartAgri (Nguồn QTSC)
Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường khoa học và công nghệ, Tổ trưởng Tổ soạn thảo Đề án Phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 cho biết: Bộ Khoa học và Công nghệ đang hoàn thiện văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng đề án phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia lồng ghép với kế hoạch, đề án phát triển khoa học và công nghệ của từng bộ, ngành, địa phương.
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ cùng với các bộ, ngành, địa phương tập trung nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng có hiệu quả chuyên gia khoa học và công nghệ là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo, phát triển thị trường khoa học và công nghệ của Việt Nam; xây dựng cơ chế, chính sách liên thông thị trường khoa học và công nghệ với các thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính và lao động; đẩy mạnh hợp tác viện, trường - doanh nghiệp; xây dựng các chính sách thương mại hóa, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ vào sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với các bộ, ngành đề ra giải pháp nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Ngoài ra, các bộ, ngành, đơn vị sẽ điều tra, thống kê, đánh giá nhu cầu công nghệ, năng lực giải mã, hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn cung-cầu công nghệ và xuất bản báo cáo phân tích nhu cầu công nghệ của một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và phát triển... Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, truyền thông và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chức trung gian và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về thị trường khoa học và công nghệ.
Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức xã hội và quảng bá thành tựu phát triển thị trường khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động phát triển thị trường khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, kết nối thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam với thị trường khoa học và công nghệ quốc tế.
nguồn: www.vnanet.vn (Thông tấn xã Việt Nam)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay1,470
  • Tháng hiện tại56,397
  • Tổng lượt truy cập2,998,426
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây