Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

CHI CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
I. THÔNG TIN LIÊN HỆ: 0276. 3922502
II. THÀNH PHẦN NHÂN SỰ: 12 công chức
Ban lãnh đạo Chi cục Họ và tên: Vương Văn Dẩu
Chức danh Chi cục trưởng
Số điện thoại di động: 0913956070
Số điện thoại phòng: 0276. 8501018
Email: dauvv@tayninh.gov.vn
Họ và tên: Phạm Minh Thạnh
Chức danh Phó Chi cục trưởng
Số điện thoại di động: 0908569227
Số điện thoại phòng: 0276. 8501017
Email: thanhpm@tayninh.gov.vn
1. Phòng Hành chính và Quản lý đo lường: 05 công chức
Thông tin liên hệ: 0276. 3922502
Lãnh đạo phòng Họ và tên: Văn Hồng Du
Chức danh Phó Trưởng phòng
Số điện thoại: 0903973908
Email: duvh@tayninh.gov.vn
Chuyên viên phòng Họ và tên: Huỳnh Thủy Trúc
Chức danh Chuyên viên
Số điện thoại: 09037231004
Email: trucht@tayninh.gov.vn
Họ và tên: Võ Văn Điền
Chức danh Kế toán Chi cục
Số điện thoại: 0917540982
Email: dienvv@tayninh.gov.vn
Họ và tên: Phạm Hồng Thảo
Chức danh Chuyên viên (kiêm văn thư)
Số điện thoại: 0933046629
Email: thaoph@tayninh.gov.vn
Họ và tên: Trương Văn Hùng
Chức danh Chuyên viên
Số điện thoại: 0903307167
Email: hungtv@tayninh.gov.vn
2. Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng: 05 công chức
Thông tin liên hệ: 0276. 3813313
Lãnh đạo phòng Họ và tên: Trần Văn Giùm
Chức danh Trưởng phòng
Số điện thoại: 0918359788
Email: giumtv@tayninh.gov.vn
Chuyên viên phòng Họ và tên: Huỳnh Nguyễn Phương Mai
Chức danh Chuyên viên
Số điện thoại: 0901698145
Email: maihnp@tayninh.gov.vn
Họ và tên: Dương Văn Long
Chức danh Chuyên viên
Số điện thoại: 0969464676
Email: longdv@tayninh.gov.vn
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Gấm
Chức danh Chuyên viên
Số điện thoại: 0382139000
Email: gamnth@tayninh.gov.vn
Họ và tên: Huỳnh Lê Minh Thư
Chức danh Chuyên viên
Số điện thoại: 0775161314
Email: thuhlm@tayninh.gov.vn
III. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Chương I
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 1. Vị trí, chức năng
1. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) là tổ chức trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quản lý các tổ chức thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ tiêu chuẩn, đo lường, năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quy định tại khoản 10 Điều 2 của Thông tư số 01/2021/TT-BKHCN ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cụ thể như sau:
1. Nghiên cứu, xây dựng trình Giám đốc Sở để trình cấp có thẩm quyền dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản triển khai thực hiện cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương.
2. Trình Giám đốc Sở ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu Giám đốc Sở trình cấp có thẩm quyền ban hành chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về phát triển hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại địa phương.
3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, quy hoạch, kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, quản lý đo lường, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại địa phương.
4. Thực hiện việc khảo sát chất lượng trên địa bàn địa phương và cảnh báo cho các cơ quan chuyên môn tại địa phương về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
5. Tổ chức triển khai các công việc theo hướng dẫn của Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành: kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa: tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; cử cán bộ phối hợp hoặc tham gia các đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Thanh tra Sở khi được đề nghị.
6. Tổ chức triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tại địa phương theo phân cấp hoặc ủy quyền của Giám đốc Sở
a) Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tại địa phương;
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo về việc xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng và nghiệp vụ kiểm tra cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị.
7. Tập huấn, đào tạo, hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tư vấn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá; tổ chức nghiên cứu, áp dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.
8. Quản lý các tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá; tổ chức việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật.
9. Tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn, bản công bố hợp quy, bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, bản công bố sử dụng dấu định lượng và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định của pháp luật; cấp giấy chứng nhận, giấy xác nhận, giấy phép trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo quy định của pháp luật, theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
10. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, quản lý việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc gắn với mã số, mã vạch trên địa bàn địa phương.
11. Thực hiện nhiệm vụ thông báo vào hỏi đáp về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại (gọi tắt là TBT) trên địa bàn; phối hợp với Điểm TBT quốc gia trong xử lý thông tin hỏi đáp, rà soát các văn bản. dự thảo biện pháp TBT của địa phương và tuyên truyền phổ biến về TBT cho doanh nghiệp để hỗ trợ xuất khẩu tại địa phương.
12. Tổ chức thực hiện các hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; phối hợp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng triển khai trên địa bàn.
13. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, người lao động và tài chính, tài sản của Chi cục theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc Sở giao.
Chương II
CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Chi cục
a) Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có Chi cục trưởng và 01 Phó Chi cục trưởng.
b) Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục.
c) Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Chi cục
a) Phòng Hành chính và Quản lý Đo lường
b) Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, phó Trưởng phòng thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý công chức của Sở Khoa học và Công nghệ.
Điều 4. Biên chế
a) Biên chế công chức của Chi cục được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc và nằm trong tổng biên chế công chức của Sở Khoa học và Công nghệ do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
b) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Chi cục xây dựng kế hoạch biên chế công chức trình Sở Khoa học và Công nghệ xem xét, phối hợp với Sở Nội vụ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
c) Việc quản lý, sử dụng công chức tại Chi cục được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và phân cấp của cấp có thẩm quyền.
Chương III
TỔ CHỨC, THỰC HIỆN
Điều 5. Tổ chức, thực hiện
1. Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế làm việc của Chi cục để đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Trong quá trình thực hiện, Quy định này có thể được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định pháp luật theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ./.

(Theo Quyết định số 22/2021/QĐ-UBND ngày 25/10/2021)
 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay2,365
  • Tháng hiện tại107,565
  • Tổng lượt truy cập2,330,757
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây