Kết quả triển khai thực hiện chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh - năm 2022

Thứ tư - 15/02/2023 14:02 319 0
Trên cơ sở thực hiện Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, trong năm 2022, các sở, ngành, trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm xây dựng tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức của cộng đồng về sở hữu trí tuệ:
Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 42/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích), quyền đối với giống cây trồng. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí đối ứng của địa phương đối với nhiệm vụ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ thực hiện từ năm 2022, nhiệm vụ Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đậu phộng của tỉnh Tây Ninh”; cho phép Hợp tác xã cây ăn trái Bàu Đồn được sử dụng địa danh “Bàu Đồn” để đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm “sầu riêng” của hợp tác xã nhằm thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ.
Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức trưng bày, quảng bá các sản phẩm đặc thù, sản phẩm OCOP của tỉnh đã được bảo hộ tham gia các sự kiện: Hội thảo khoa học và công nghệ, kết nối cung - cầu công nghệ tỉnh Tây Ninh năm 2022; sự kiện bên lề “Lễ chào mừng Ngày Đổi mới sáng tạo thế giới và Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2022” tại tỉnh Đồng Nai; chuỗi sự kiện Techfest VietNam 2022 tại tỉnh Bình Dương. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và triển khai Kế hoạch số 1270/KH-UBND ngày 18/4/2022 hưởng ứng Ngày Đổi mới sáng tạo thế giới (21/4) và Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2022 nhằm khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ cũng như từng bước hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, công tác hướng dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nâng cao nhận thức, thực thi quyền sở hữu trí tuệ được các sở, ngành, địa phương quan tâm, chú trọng triển khai. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Sở hữu trí tuệ và thế hệ trẻ - đổi mới sáng tạo thúc đẩy chuyển đổi số” với sự tham dự của hơn 60 đại biểu; phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh tổ chức 10 Hội thảo “Truyền thông, chính sách pháp luật về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thương hiệu, đăng ký thương hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” cho hơn 700 lượt người tham dự là các cán bộ công chức, viên chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; hướng dẫn 24 lượt tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp (13 cơ sở/doanh nghiệp và 06 hợp tác xã) đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Cục Quản lý Thị trường tỉnh kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính 81 vụ với tổng số tiền là 697.681.000 đồng về các hành vi quyền sở hữu công nghiệp.
Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trong năm 2022 đã được các cấp, ngành quan tâm triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm đẩy mạnh. Tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về xác lập và quản lý nhãn hiệu để tạo ra các sản phẩm đặc thù mang nhãn hiệu của địa phương từ đó từng bước đầu tư, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị và nâng cao giá trị sản phẩm, gắn sản phẩm với phát triển du lịch vùng, địa danh.
Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn và hạn chế. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã quan tâm hơn đến việc bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ, tuy nhiên số lượng đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn thấp. Thời gian cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp vẫn còn kéo dài so với quy định (trung bình hơn 18 tháng mới được cấp văn bằng bảo hộ) chưa thật sự khuyến khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đăng ký bảo hộ.
Do vậy, để đẩy mạnh các hoạt động về lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, trong thời gian tới tỉnh cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt một số nội dung: Tiếp tục triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; các hoạt động theo kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030; Tuyên truyền, triển khai chính sách hỗ trợ về đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ; Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu; Tổ chức, phối hợp liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong việc kiểm tra, thanh tra, chống vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng trên địa bàn tỉnh./.  

 
P.QLCN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay2,896
  • Tháng hiện tại85,685
  • Tổng lượt truy cập1,799,856
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây