Áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá tra

Thứ hai - 03/12/2018 22:00 195 0

Theo Tổng cục Thủy sản, diện tích nuôi mới cá tra 7 tháng đầu năm của các tỉnh ĐBSCL đạt 2.064ha (tăng 31% so với cùng kỳ năm 2017), diện tích thu hoạch 2.052ha, sản lượng 651.779  tấn (tăng 33% so với cùng kỳ năm 2017), năng suất trung bình đạt 318 tấn/ha (năm 2017 là 308 tấn/ha). 

2- ca.png

Hiện tại ĐBSCL có 109 trại SX giống và hơn 1.800 cơ sở ương dưỡng giống cá tra, cung cấp tổng số 2,067 tỷ con giống, đáp ứng đủ cho nhu cầu nuôi thương phẩm. Tính đến tháng 7/2018 là 1.181 triệu con. Các tỉnh có số lượng giống thả cao như Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ.

Bà Võ Thị Thanh Vân, PGĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết, năm 2017 ngành hàng cá tra Việt Nam đạt kim ngạch XK trên 1,78 tỷ USD và nhận định triển vọng thị trường XK cho sản phẩm cá tra Bộ NN-PTNT đề ra chỉ tiêu năm 2018 là trên 2 tỷ USD. 

Do đó, việc cung cấp đủ con giống cá tra có chất lượng tốt được đặt lên hàng đầu nhằm đáp ứng được nhu cầu nuôi cá tra hàng năm là vấn đề cần phải được ưu tiên hàng đầu.

Mặc dù việc SX cá tra giống vẫn phát triển theo quy luật cung và cầu, song vẫn còn mang tính tự phát, SX chạy theo số lượng, không quan tâm đến chất lượng gây ảnh hưởng lớn đến người nuôi nói riêng và nghề nuôi cá tra nói chung.

Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chất lượng cá tra giống, là do chưa có sự phối hợp nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng quy trình ương một cách hợp lý và hiệu quả. Đồng thời, cũng chưa có sự quan tâm đúng mức về các vấn đề trong việc cải tiến, xây dựng các giải pháp để kiểm soát môi trường, cải tiến dinh dưỡng và kiểm soát dịch bệnh.

Vì thế, việc ương cá tra giống gặp nhiều khó khăn vì bệnh thường xuyên xảy ra, các yếu tố thủy, lý hóa, môi trường nước ao nuôi luôn có biến động lớn và không ổn định làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cá nuôi và có tỷ lệ sống thấp.

Để đưa ra được quy trình kỹ thuật ương cá tra giống chất lượng (không có bệnh nguy hiểm, tỷ lệ sống cao), theo ông Luân, ngay trong vụ nuôi tới của năm 2019, các địa phương, chi hội SX giống cá tra, hộ nuôi cá thể và DN cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các viện, trường, nhà khoa học để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ương tạo và SX giống chất lượng...

Theo Tổng cục Thủy sản, diện tích nuôi mới cá tra 7 tháng đầu năm của các tỉnh ĐBSCL đạt 2.064ha (tăng 31% so với cùng kỳ năm 2017), diện tích thu hoạch 2.052ha, sản lượng 651.779  tấn (tăng 33% so với cùng kỳ năm 2017), năng suất trung bình đạt 318 tấn/ha (năm 2017 là 308 tấn/ha). 

Hiện tại ĐBSCL có 109 trại SX giống và hơn 1.800 cơ sở ương dưỡng giống cá tra, cung cấp tổng số 2,067 tỷ con giống, đáp ứng đủ cho nhu cầu nuôi thương phẩm. Tính đến tháng 7/2018 là 1.181 triệu con. Các tỉnh có số lượng giống thả cao như Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ.

Bà Võ Thị Thanh Vân, PGĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết, năm 2017 ngành hàng cá tra Việt Nam đạt kim ngạch XK trên 1,78 tỷ USD và nhận định triển vọng thị trường XK cho sản phẩm cá tra Bộ NN-PTNT đề ra chỉ tiêu năm 2018 là trên 2 tỷ USD. 

Do đó, việc cung cấp đủ con giống cá tra có chất lượng tốt được đặt lên hàng đầu nhằm đáp ứng được nhu cầu nuôi cá tra hàng năm là vấn đề cần phải được ưu tiên hàng đầu.

Mặc dù việc SX cá tra giống vẫn phát triển theo quy luật cung và cầu, song vẫn còn mang tính tự phát, SX chạy theo số lượng, không quan tâm đến chất lượng gây ảnh hưởng lớn đến người nuôi nói riêng và nghề nuôi cá tra nói chung.

Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chất lượng cá tra giống, là do chưa có sự phối hợp nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng quy trình ương một cách hợp lý và hiệu quả. Đồng thời, cũng chưa có sự quan tâm đúng mức về các vấn đề trong việc cải tiến, xây dựng các giải pháp để kiểm soát môi trường, cải tiến dinh dưỡng và kiểm soát dịch bệnh.

Vì thế, việc ương cá tra giống gặp nhiều khó khăn vì bệnh thường xuyên xảy ra, các yếu tố thủy, lý hóa, môi trường nước ao nuôi luôn có biến động lớn và không ổn định làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cá nuôi và có tỷ lệ sống thấp.

Để đưa ra được quy trình kỹ thuật ương cá tra giống chất lượng (không có bệnh nguy hiểm, tỷ lệ sống cao), theo ông Luân, ngay trong vụ nuôi tới của năm 2019, các địa phương, chi hội SX giống cá tra, hộ nuôi cá thể và DN cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các viện, trường, nhà khoa học để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ương tạo và SX giống chất lượng...

Nguồn: Nông nghiệp VN


  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay4,771
  • Tháng hiện tại76,175
  • Tổng lượt truy cập2,831,297
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây