Thiết kế, chế tạo lồng bẫy ốc sên là ý tưởng của Vũ Quang Huy và Trịnh Minh Thi, học sinh trường THCS Cao Ba Quát, huyện Cư M'gar, tỉnh Đăk Lăk.
|
Ốc sên là loài phá hoại mùa màng khá phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên việc diệt trừ ốc sên hiện nay có nhiều bất cập, nếu dùng thuốc bảo vệ thực vật thì gây ô nhiễm cho môi trường và nhiễm độc cho rau, củ, quả; nếu bắt bằng tay rất mất thời gian… Ý tưởng này ra đời nhằm tạo ra một công cụ bắt ốc sên hiện quả, ít tốn công sức và thời gian.
Cấu tạo của Lồng bẫy gồm: cầu xoay (khi ốc sên bò vào sẽ bị mất thăng bằng và rơi xuống chậu nước muối); khay chứa dung dịch muối (chứa ốc sên rơi xuống từ cầu xoay); hộp chứa mồi nhử (đựng các loại mồi và có thể khuếch tán hương ra xung quanh để dụ ốc sên đến), phễu lấy gió (gió dẫn vào và khuyến tán hương mồi dụ); ống dẫn hơi (dẫn gió từ phễu xuống hộp chứa mồi để khếch tán tán hương mồi dụ)…
Lồng không chỉ có ưu điểm là bẫy tự động mà còn có chức năng bẫy vào ban đêm. Đặc biệt, không chỉ tạo ra lồng bẫy, nhóm tác giả còn xác định được các loại mồi dụ ưa thích của ốc sên như mật ong, dưa hấu đỏ, mít chín, nước ngọt…
Nhóm tác giả hi vọng chiếc lồng sẽ giúp bà con nông dân giảm được sức lao động, thời gian, tiền bạc trong việc diệt trừ ốc sên cũng như góp phần bảo vệ môi trường.
Báo Khoa học và Đời sống
Ý kiến bạn đọc