3 siêu ứng dụng thuộc top Fintech lớn nhất Đông Nam Á

Thứ năm - 02/06/2022 07:24 219 0
Hai năm vừa qua chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ của những “kỳ lân” đồng thời là các siêu ứng dụng hàng đầu tại Đông Nam Á trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech)...
Trong một thập kỷ qua, hệ sinh thái khởi nghiệp của Đông Nam Á đã trưởng thành đáng kể. Ước tính, 52 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư mạo hiểm (VC) đã đổ vào các công ty khởi nghiệp và ngày càng xuất hiện thêm nhiều các thương vụ giai đoạn cuối lớn hơn, theo báo cáo năm 2021 của Golden Gate Ventures.
03 siêu ứng dụng hàng đầu tại Đông Nam Á (Grab, Goto và Sea)
Trong các năm 2021, 2022 hệ sinh thái cũng có những bước chuyển mình đáng chú ý, đặc biệt về fintech khi các siêu kỳ lân của khu vực đang có những bước đi mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực này. Dưới đây là 3 fintech lớn nhất khu vực tính theo trị giá các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) cùng các xếp hạng theo định giá các lần thoái vốn của quỹ đầu tư, theo trang fintech news của Singapore.
1. GRAB
Grab là công ty công nghệ có trụ sở chính tại Singapore và Indonesia. Ngoài lĩnh vực vận chuyển, công ty này còn cung cấp các dịch vụ khác bao gồm giao đồ ăn và dịch vụ tài chính kỹ thuật số thông qua ứng dụng di động.
Grab hiện đang hoạt động tại nhiều quốc gia bao gồm Singapore, Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, đồng thời là một trong những công ty công nghệ lớn nhất Đông Nam Á.
Trong những năm gần đây, "kỳ lân" này  đang tìm cách khai thác các cơ hội từ ngân hàng kỹ thuật số của Đông Nam Á. Năm 2020, Grab đã có được giấy phép làm ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore, hợp tác cùng với hãng viễn thông Singtel. Liên doanh này cũng đã nộp đơn xin giấy phép làm ngân hàng kỹ thuật số ở Malaysia vào tháng 7, và gần đây đã đầu tư vào Bank Fama International, một ngân hàng của Indonesia.
Grab đã bắt đầu giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq vào ngày 2 tháng 12 sau thương vụ kỷ lục trị giá 40 tỷ USD với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC). “Đại gia” công nghệ khu vực Đông Nam Á này cũng đã huy động được hơn 4 tỷ đô la vốn bổ sung như một phần của thỏa thuận SPAC.
Tuy vậy, chỉ vài tháng kể từ khi IPO tại Mỹ vào 12/2021 qua phương thức SPAC, gã khổng lồ gọi xe và vận chuyên Grab Holdings Inc đã chứng kiến vốn hóa giảm gần 70% từ gần 39.6 tỷ USD xuống còn 12,7 tỷ USD hôm 12/4.  Những khoản lỗ ngày càng tăng của hãng này được cho là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư tháo chạy khỏi cổ phiếu từng được cho là đầy hứa hẹn của công ty này. 

2. GOTO
GoTo được thành lập từ tháng 5/2021 thông qua sự hợp nhất của công ty gọi xe và giao đồ ăn Gojek với nhà lãnh đạo thương mại điện tử địa phương Tokopedia, hai kỳ lân nổi bật nhất ở Indonesia. 
Công ty bao gồm ba phân nhánh kinh doanh: Gojek, một nền tảng đa dịch vụ theo yêu cầu và siêu ứng dụng; GoTo Financial, bao gồm các dịch vụ như GoPay, GoSure, GoInvestasti, GoPayLater, Midtrans và Moka; và Tokopedia, một trong những cổng mua sắm trực tuyến phổ biến nhất của Indonesia.
Goto có trụ sở chính tại Jakarta, Indonesia với hơn 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, hơn 11 triệu người bán hàng và hơn 2 triệu tài xế trong một hệ sinh thái, chiếm 2% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trị giá 1 nghìn tỷ đô la Mỹ của Indonesia. 
GoTo ra mắt lần đầu trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia hôm 11/ 4 vừa qua. Tổng số tiền mà công ty này huy động được thuộc nhóm các công ty có IPO lớn thứ ba ở châu Á và lớn thứ năm trên toàn cầu, giúp giá trị vốn hóa của công ty trên thị trường đạt 28 tỷ USD.
Số tiền này sẽ được sử dụng để thúc đẩy công ty mở rộng sang các thị trường tăng trưởng cao như Singapore và Việt Nam, cũng như thúc đẩy sự tương tác của khách hàng.

3. SEA

Sea là một tập đoàn công nghệ có trụ sở chính tại Singapore, hoạt động như một công ty mẹ của Garena, một công ty chuyên về giải trí kỹ thuật số và phát triển trò chơi. Đại gia công nghệ này gồm, SeaMoney, công ty dịch vụ Internet chuyên về thanh toán kỹ thuật số và dịch vụ tài chính, và Shopee, một công ty thương mại điện tử.
SeaMoney hiện đang phục vụ 45,8 triệu người dùng cung cấp các dịch vụ tài chính kỹ thuật số, bao gồm dịch vụ ví điện tử, xử lý thanh toán, cung cấp tín dụng cũng như các sản phẩm và dịch vụ tài chính kỹ thuật số có liên quan. Các sản phẩm này hiện đang có mặt tại bảy thị trường trên khắp Đông Nam Á và Đài Loan dưới nhiều thương hiệu khác nhau, bao gồm ShopeePay, SPayLater và các thương hiệu khác. 
Sea đã được trao giấy phép ngân hàng kỹ thuật số toàn phần tại Singapore vào năm 2020. Năm ngoái, chi nhánh thương mại điện tử Shopee cũng đã mua lại ngân hàng cho vay Ekonomi  của Indonesia với mục đích phát triển một ngân hàng kỹ thuật số.
Bên cạnh đó, Sea cũng đã bắt đầu giao dịch trên Sàn giao dịch Chứng khoán New York vào ngày 20 tháng 10 năm 2017 sau khi huy động được 884 triệu đô la Mỹ từ việc niêm yết. Vốn hóa thị trường hiện nay của Sea Group vào khoảng 46 tỷ USD./.
Nguồn: Hoàng An - https://vneconomy.vn/ 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay54
  • Tháng hiện tại79,686
  • Tổng lượt truy cập2,834,808
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây