5 cách làm nên thành công của một “Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ”

Thứ hai - 21/03/2022 08:09 381 0
Theo Hiệp hội Vườn ươm Doanh nghiệp của Mỹ, có tới 87% công ty khởi nghiệp được vườn ươm hỗ trợ có thể tồn tại sau 5 năm. Con số này gần gấp đôi tỷ lệ thành công của các công ty khởi nghiệp tự thân.
Tuy nhiên, nhiều vườn ươm phải vật lộn để duy trì năng lực cạnh tranh và tìm cách thu hút, giữ chân và xuất xưởng những công ty khởi nghiệp tốt nhất và sáng giá nhất. Sau đây là một số cách mà các cơ sở ươm tạo có thể điều chỉnh lại hoạt động của mình để tạo ra những startup thành công nhất.
1. Thay đổi lựa chọn
Các vườn ươm thường xuyên lựa chọn các công ty khởi nghiệp dựa trên ý tưởng của họ. Họ cân nhắc xem ý tưởng đó có xứng đáng hay không và liệu họ có đủ chuyên môn để hỗ trợ ý tưởng của startup hay không. Mặc dù những yếu tố này rất quan trọng nhưng vẫn chưa đủ. Điều quan trọng là nên xem xét thêm hai yếu tố để đánh giá sau, đó là: mức độ tương tác và đặc điểm của người sáng lập.
• Mức độ tương tác: vì các startup thường được lựa chọn chủ yếu dựa trên ý tưởng của họ, nên nhiều cơ sở ươm tạo sớm nhận ra rằng người sáng lập có việc làm toàn thời gian nói chung là không sẵn sàng với các chương trình quan trọng của cơ sở ươm tạo. Để thành công, các cơ sở ươm tạo phải đảm bảo người sáng lập có khả năng tập trung, gắn bó và tham gia vào quy trình. Trên thực tế, mức độ tương tác này quan trọng đến mức một số chuyên gia đề xuất thời gian ươm tạo ngắn hơn (ví dụ: bốn tháng so với sáu đến chín tháng truyền thống) để đảm bảo có thể duy trì được mức độ tương tác.
• Các đặc điểm: chỉ có ý tưởng tuyệt vời và sự tham gia của những người sáng lập là chưa đủ nếu bản thân những người sáng lập không tham gia và áp dụng kiến thức mới học vào công ty khởi nghiệp của họ. Đánh giá mô hình tính cách 5 yếu tố của người sáng lập, gồm: sẵn sàng trải nghiệm, tận tâm, hướng ngoại, dễ chịu và tâm lý bất ổn, có thể cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về khả năng thành công của người sáng lập trong bối cảnh của cơ sở ươm tạo.
Đặc điểm đầu tiên cần tìm kiếm ở những người sáng lập là sẵn sàng với những trải nghiệm mới, sự tò mò mang tính trí tuệ và thích phiêu lưu. Đặc điểm thứ hai là sự tận tâm và khả năng kiểm soát hành vi theo hướng mục tiêu, luôn có tổ chức, đáng tin cậy và tự kỷ luật. Hãy chú ý đến những người sáng lập các startup có ý tưởng tuyệt vời, khả năng tương tác cao và mức độ cởi mở và tận tâm cao vì họ có thể đem lại thành công cho vườn ươm.
Ảnh: Sưu tầm
2. Khả năng lập chương trình
Các vườm ươm ươm tạo thành công các công ty khởi nghiệp trước đây thường có đặc trưng bởi sự hấp dẫn của không gian vật lý, bữa sáng và bữa trưa miễn phí, quyền tiếp cận miễn phí với công nghệ và hỗ trợ công nghệ nội bộ. Điều này không còn đủ nữa. Giờ đây, các cơ sở ươm tạo nên dành thời gian và ngân sách để đảm bảo rằng họ có các chương trình hấp dẫn.
Mặc dù vườn ươm doanh nghiệp nên tiếp tục có các chương trình đào tạo về khả năng lãnh đạo, tài chính, pháp lý, marketing, bán hàng, thiết kế sản phẩm, v.v., nhưng thành phần quan trọng nhất trong chương trình của vườn ươm phải là chất lượng và số lượng dịch vụ kết nối và sự kiện kết nối được cung cấp. Những sự kiện này có thể đưa những người sáng lập công ty khởi nghiệp đến với người tư vấn, khách hàng, cố vấn, nhà đầu tư tiềm năng và hơn thế nữa. Những cơ sở ươm tạo có các sự kiện và dịch vụ kết nối tốt hơn sẽ có tiềm năng tạo ra kết quả tốt hơn từ các công ty khởi nghiệp.
3. Nhiệm vụ của người quản lý vườn ươm
Các tiêu chí lựa chọn và lập chương trình tốt cần phải được kết hợp với nguồn lực hỗ trợ chuyên dụng cho các công ty khởi nghiệp trong vườn ươm.
Tuy vậy, vườn ươm thường không có người quản lý hoặc chỉ có người quản lý cơ sở ươm tạo bán thời gian. Nếu có người quản lý vườn ươm hay có một người quản lý đa năng và quản trị viên quầy lễ tân sẽ rất có ích và với chi phí hiệu quả cho vườn ươm. Người quản lý vườn ươm giữ một vai trò quan trọng làm nên thành công cho vườn ươm và cả startup. Hoạt động với vai trò là người điều hành vườn ươm, đồng thời là người tư vấn và cố vấn cho các công ty khởi nghiệp là rất quan trọng. Người quản lý cơ sở ươm tạo phải giám sát và đặt ra các kỳ vọng về sự tham gia, ghi lại các kết quả của các công ty khởi nghiệp và can thiệp khi cần thiết
4. Hình thành văn hóa
Khi thành lập nên vườn ươm, thông thường có hai kiểu văn hóa vườn ươm, đó là: cạnh tranh và hợp tác. Trong bối cảnh cạnh tranh, các công ty khởi nghiệp cạnh tranh để giành thời gian tư vấn, nguồn lực và phần thưởng tài chính thông qua các cuộc thi pitching. Trong môi trường hợp tác, cả tổ hợp được liên kết chặt chẽ với việc học tập và hỗ trợ nhóm, tư duy theo hướng brainstorming, chia sẻ tài nguyên và khách hàng tiềm năng; các cá nhân thường hỗ trợ lẫn nhau.
Nhiều chuyên gia cho rằng cách tiếp cận kết hợp đối với văn hóa vườn ươm là hiệu quả nhất. Ví dụ: có thể thiết kế một khung cạnh tranh cho các công ty khởi nghiệp tham gia vào các sự kiện, vì điều này có thể giúp thúc đẩy việc tham gia quan trọng. Sau đó, có thể điều chỉnh theo một khung hợp tác tạo ra một môi trường hỗ trợ cho việc áp dụng phương pháp học cụ thể trong vườn ươm.

Cuối cùng, bản thân những người sáng lập nên đánh giá môi trường văn hóa tại vườn ươm trước khi tham gia để hiểu liệu họ có thể thành công ở đó hay không.
5. Đo lường
Cách đo lường các vườn ươm theo thời gian đã thay đổi. Vườn ươm thường được đo lường dựa trên công suất được sử dụng, số lượng công ty khởi nghiệp ở vườn ươm và số lượng công ty khởi nghiệp xuất xưởng.
Với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cơ sở ươm tạo để thu hút những công ty khởi nghiệp tốt nhất, điều này không còn phù hợp. Thay vào đó, các vườn ươm tạo nên xem xét để đo lường sự tham gia của startup vào các sự kiện và chương trình, số lượng việc làm được tạo ra, mức tăng doanh thu, số lượng bán hàng đã hoàn thành (hoặc khách hàng), các khoản đầu tư bên ngoài nhận được, kế hoạch kinh doanh có được nâng cao hay không, mức độ hài lòng chung với kinh nghiệm ươm tạo và các chỉ số cơ bản của các quy trình ươm tạo tốt.
Tóm lại, giai đoạn này là thời điểm đặc biệt đối với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, và mô hình vườn ươm doanh nghiệp có thể mang lại hiệu quả trong việc nuôi dưỡng đổi mới thành công. Bằng cách tăng cường giám sát và đưa ra nhiều lựa chọn hơn cho các công ty khởi nghiệp, các cơ sở ươm tạo phải liên tục đổi mới để đảm bảo luôn cạnh tranh và tạo ra một mô hình hoạt động thúc đẩy thành công lớn nhất của công ty khởi nghiệp./.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay1,760
  • Tháng hiện tại48,976
  • Tổng lượt truy cập1,857,877
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây