Còn nhiều Chỉ dẫn địa lý chưa được sử dụng nhận diện trong thương mại, xuất khẩu sản phẩm

Thứ ba - 14/03/2023 08:44 270 0
Theo Cục Sở hữu trí tuệ tính đến tháng 3/2023, có 128 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam, trong đó có 13 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài và 115 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam.
 
Ảnh minh hoạ - Sưu tầm
Nhận xét về đặc điểm chung của các chỉ dẫn địa lý Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, chưa có nhiều sản phẩm chế biến được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Chủ yếu là sản phẩm hoa quả, chiếm 35% tổng số chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, thủy sản 14%, dược liệu 10%, sản phẩm từ cây công nghiệp 10%, gạo 9%… Mặt khác, quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ, chủ yếu là địa danh và khu vực địa lý cấp huyện, xã, chiếm khoảng 65% chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
Theo Cục Sở hữu trí tuệ, hiện nay, số lượng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ không ngừng tăng nhanh nhưng tập trung chủ yếu vào các sản phẩm nông nghiệp. Việc sử dụng và khai thác chỉ dẫn địa lý đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm, phát triển bền vững kinh tế xã hội, mở rộng thị trường, quy hoạch vùng sản xuất, bảo tồn đa dạng sinh học, gia tăng giá trị văn hóa xã hội cho người dân.
Tuy nhiên, hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý vẫn bộc lộ nhiều khó khăn. Các chỉ dẫn địa lý đã và đang phát huy được giá trị và hiệu quả cho các sản phẩm được bảo hộ chưa nhiều. Số lượng chỉ dẫn địa lý được sử dụng để nhận diện trong quá trình thương mại sản phẩm cả ở thị trường trong nước và đặc biệt là thị trường xuất khẩu còn hạn chế.

Từ kết quả khảo sát với 108 chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ, Trung tâm thẩm định chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu quốc tế, cho biết trong số 94 chỉ dẫn địa lý, chỉ có 78 chỉ dẫn được sử dụng trên bao bì sản phẩm, nhãn mác, phương tiện kinh doanh… trong thương mại tại thị trường trong nước, 16 chỉ dẫn không được sử dụng. Đặc biệt, trong số 78 chỉ dẫn địa lý này, chỉ có 39 chỉ dẫn địa lý (50%) được thường xuyên sử dụng, 31 chỉ dẫn địa lý ít được sử dụng và 8 chỉ dẫn địa lý rất ít được sử dụng.
Về việc sử dụng chỉ dẫn địa lý trong thương mại tại thị trường xuất khẩu, Trung tâm này nêu thực tế, trong số 94 chỉ dẫn địa lý, chỉ có 40 chỉ dẫn địa lý có sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như: Châu Âu (Bỉ, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Bungary), Châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Philippines…), Mỹ, Úc.

Đáng lưu ý là trong số 40 chỉ dẫn địa lý có sản phẩm xuất khẩu, chỉ có 26 chỉ dẫn địa lý được sử dụng trên bao bì, nhãn mác khi xuất khẩu, 14 chỉ dẫn địa lý còn lại không được sử dụng trên bao bì.
Theo Trung tâm thẩm định chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu quốc tế, nguyên nhân chính dẫn đến việc chỉ dẫn địa lý không được sử dụng khi xuất khẩu được ghi nhận là do đa số các đơn vị không có nhu cầu sử dụng chỉ dẫn địa lý vì đã có nhãn hiệu riêng hoặc hàng hóa được xuất khẩu qua công ty khác, được đóng gói lại và sử dụng nhãn hiệu khác… Ngoài ra, trong số 94 chỉ dẫn địa lý, chỉ có 64 chỉ dẫn địa lý có công cụ truy xuất nguồn gốc (các phần mềm, mã vạch, QR code…), 30 chỉ dẫn địa lý chưa có công cụ truy xuất nguồn gốc./.
Nguồn: Nhĩ Anh - https://vneconomy.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay59
  • Tháng hiện tại56,651
  • Tổng lượt truy cập2,998,680
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây