Người nâng tầm quế, hồi của Việt Nam trên bản đồ hương liệu thế giới

Thứ sáu - 15/04/2022 07:40 659 0
Là doanh nghiệp có nhiều đóng góp với cộng đồng trong việc bảo tồn, phát triển các đặc sản quế hồi, Vinasamex đã và đang đưa sản phẩm quế hồi trở thành chỉ dẫn địa lý trong các đặc sản của núi rừng Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Vinasamex được thành lập năm 2012, với sứ mệnh đồng hành cùng bà con dân tộc tăng thu nhập và nâng cao đời sống từ sản phẩm quế, hồi và cung cấp đến các nhà nhập khẩu toàn cầu các sản phẩm quế, hồi organic chất lượng cao trong phân khúc cao cấp. Đến thời điểm hiện tại, Vinasamex đã xây dựng được các vùng nguyên liệu quế tại Yên Bái, Văn Bàn (Lào Cai), vùng nguyên liệu hồi tại Lạng Sơn…, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhiều bà con dân tộc thiểu số.
Ảnh minh hoạ quế, hồi (Sưu tầm)
Ít ai biết được rằng trên thế giới hiện nay chỉ có 05 nước trồng quế, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt hơn, chỉ Việt Nam và Trung Quốc là 02 nước duy nhất trên thế giới may mắn sở hữu cây hồi. Diện tích trồng hồi ở Việt Nam vào khoảng 40.000 ha, tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn; còn diện tích trồng quế lên tới 80.000 ha, tập trung chủ yếu ở Yên Bái và Quảng Nam.
Chị Nguyễn Thị Huyền, CEO Vinasamex kể lại: “Quế, hồi là cây trồng lâu năm và là nguồn thu chủ lực của bà con dân tộc tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn. Tuy nhiên, vào năm 2007, cửa khẩu khu vực Lạng Sơn chất đầy những đống vỏ quế trên các xe tải đang chờ xuất sang Trung Quốc. Bị thương lái Trung Quốc ép giá, không biết bán cho ai, cũng không thể trở về tay trắng, tư thương người Việt đành ngậm ngùi chấp nhận bán rẻ. Không đành lòng chứng kiến cảnh bà con nông dân bị thương lái ép giá, năm 2012, vợ chồng tôi quyết định khởi nghiệp kinh doanh bằng việc thu mua quế, hồi xuất khẩu ra nước ngoài”. Công ty Vinasamex có trụ sở ở Gia Lâm, Hà Nội được thành lập từ đó.
Năm 2015, vợ chồng chị bắt tay vào công việc khó nhất là thuyết phục và đào tạo nông dân trồng quế theo quy trình hữu cơ. “Nhưng khó khăn không nằm ở nguyên tắc không hóa chất, bởi ở vùng núi nghèo nông dân vốn đã không có tiền để mua phân bón với thuốc trừ sâu. Vấn đề nằm ở chỗ, thói quen cắt tỉa, thu hoạch và chế biến truyền thống của người dân tộc thiểu số lại đi ngược với cách làm hữu cơ- Chị Huyền cho biết. Việc nuôi trồng quế, hồi của người dân nơi đây chủ yếu là tự phát. Chủ yếu họ vẫn khai thác theo cách tự nhiên. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch, quản lý, bảo tồn, khiến nguồn quế, hồi không đạt được năng suất tốt nhất.
Sản phẩm bột quế organic (Nguồn vinasamec)
Để tạo niềm tin cho bà con, mới đầu chị phải nhờ đến cơ quan chính quyền vận động và định hướng. Công ty cử chuyên gia hàng đầu đào tạo kỹ thuật trồng và canh tác quế, hồi, bao gồm: trồng, chăm sóc, thu hoạch đảm bảo theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế… cho các hộ nông dân; đưa các hộ nông dân và diện tích trồng quế, hồi có nguyện vọng làm theo tiêu chuẩn hữu cơ vào chuỗi hữu cơ của Vinasamex.
Công ty và nông dân tiến hành thành lập hợp tác xã, cam kết bao tiêu, mua sản phẩm với giá cao, để họ không vướng phải nỗi lo bị tồn hàng hay chịu cảnh được mùa - mất giá. Có hợp đồng với Vinasamex, nông dân không chỉ được đảm bảo đầu ra với giá bán cao hơn so với giá thị trường mà còn nhận được những hỗ trợ khác như những bao tải mới, công cụ thu hái giúp bà con an toàn hơn, những phần quà khích lệ động viên những hộ dân nghèo và những chương trình khác nữa. Ðời sống bà con dần được cải thiện, họ tin tưởng và đồng hành với Vinasamex cùng đưa giá trị sản phẩm quế, hồi lên tầm cao mới.
Sau khi cùng nông dân phát triển vùng nguyên liệu, đến năm 2017, Vinasamex được cấp chứng nhận hữu cơ quốc tế của Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu. Cuối năm 2017, công ty có thêm một số chứng nhận quốc tế về an toàn thực phẩm, chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS). Sản phẩm quế, hồi của Vinasamex còn đạt được chứng nhận Fair Trade (thương mại công bằng) và For Life (công ty có trách nhiệm xã hội).
Tính đến 25/02/2020, vùng nguyên liệu của công ty tập hợp được 1.349 hộ trồng hồi, quế tại Lạng Sơn, Yên Bái và Lào Cai với tổng diện tích hữu cơ lên đến 1.600 ha. Đến nay, Vinasamex đã có nhà máy rộng 15.000 m2 với hệ thống máy móc hiện đại.
Hiện sản phẩm từ quế, hồi của Công ty đang được xuất khẩu đến nhiều quốc gia: Ấn Độ, Đức, Hà Lan, Ý, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Pakistan, Bangladesh… Mục tiêu của Vinasamex trong 05 năm tới là sẽ tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình sản xuất organic, củng cố vị trí đầu tàu trong ngành quế, hồi xuất khẩu, nâng tầm thương hiệu quế, hồi Việt Nam trên thị trường thế giới và dần dần đứng đầu trong ngành sản xuất gia vị Việt Nam./.
Phòng QLCN tổng hợp


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay946
  • Tháng hiện tại55,873
  • Tổng lượt truy cập2,997,902
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây