Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ứng phó với hạn hán

Thứ tư - 15/02/2017 18:00 117 0

Trước tình trạng khô hạn kéo dài do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ông Phạm Văn Viên (thôn 2, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) quyết định đổi chuyển đổi từ trồng trọt sang chăn nuôi.

3.jpg
Đàn bò của gia đình ông Phạm Văn Viên nuôi theo hướng nông nghiệp hiện đại.

Vừa tìm hiểu tài liệu, ông Viên vừa nhờ sự tư vấn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông TP. Buôn Ma Thuột để chuyển toàn bộ diện tích đất trồng cà phê bị hạn hán, già cỗi kém năng suất sang trồng giống cỏ Va06 để nuôi bò. Ông Viên chia sẻ: "Giống cỏ Va06 là giống cỏ được lai tạo giữa hai giống cỏ voi và cỏ đuôi sói của châu Mỹ cho năng suất, chất lượng cao. Cỏ Va06 dễ trồng, thích ứng với mọi loại đất kể cả đất khô hạn, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Sau 2 tháng trồng và chăm sóc sẽ thu cắt lứa đầu, sau đó, cứ 35 - 40 ngày thì cắt lứa tiếp theo, năng suất trung bình 120 tấn/ha/lứa, mỗi năm thu cắt 7-8 lứa". Cùng với đó, ông xây dựng hệ thống chuồng nuôi theo hướng nông nghiệp hiện đại: hệ thống chuồng nuôi được làm bằng thép, có mái che hiện đại, đưa cơ giới hóa vào chăn nuôi (máy cắt và chế biến thức ăn cho bò…). Khâu chọn giống cũng được ông chú trọng: ông quyết định mua 16 con bò cái giống lai Sind và 1 bò đực giống Brahman bảo đảm về nguồn gốc và chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Việc trồng cỏ thâm canh trong chăn nuôi gia súc đã giúp gia đình ông Viên giải quyết vấn đề thức ăn thô xanh cho bò, đặc biệt vào mùa khô, giảm công tìm kiếm thức ăn... Ngoài ra, ông còn bổ sung những thức ăn thô xanh khác như rơm (rơm ủ urê), thân cây ngô, thức ăn tinh và chất khoáng vào khẩu phần ăn nhằm bảo đảm dinh dưỡng cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của đàn bò.

Đây là lần đầu tiên nuôi bò sinh sản với quy mô lớn, chưa có nhiều kiến thức về sinh lý sinh sản và phòng trị bệnh cho bò nên ông Viên phải nhờ sự tư vấn, giúp đỡ của cán bộ khuyến nông và học hỏi kinh nghiệm từ các trang trại chăn nuôi bò khác. Để bảo đảm an toàn và đạt hiệu quả trong chăn nuôi, ngoài việc cho bò đực giống nhảy trực tiếp thì ông còn ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp vào công tác thụ tinh nhân tạo bằng tinh cọng rạ để phối giống cho bò. Công tác phòng chống dịch bệnh được ông quan tâm như: chú trọng tiêm phòng các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng…; thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để bò không bị nhiễm các bệnh do ký sinh trùng gây ra.

Sau 1 năm, nhờ chịu khó học hỏi, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sinh sản thâm canh, đến nay, đàn bò của gia đình ông Viên đã lên đến 30 con, đàn bê lai sinh ra có ngoại hình đẹp, khỏe mạnh. Tuy hiện nay chưa có doanh thu từ đàn bò nhưng kết quả chăn nuôi rất khả quan hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình ông trong những năm tới.

"Ông Viên đã mạnh dạn phá bỏ diện tích trồng cà phê sang trồng cỏ, chăn nuôi bò khép kín, tận dụng tất cả diện tích đất của gia đình. Chúng tôi nhận thấy đây là mô hình rất hay và có hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, các mô hình chăn nuôi theo hình thức như ông Viên chưa nhiều nên mong muốn bà con học tập và làm theo" Ông Vương Văn Hùng (Trưởng Trạm Khuyến nông TP. Buôn Ma Thuột)

Cao Phúc

Nguồn tin: Báo Đắk Lắk

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay1,634
  • Tháng hiện tại56,561
  • Tổng lượt truy cập2,998,590
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây