Gương làm giàu từ nuôi bồ câu Pháp

Thứ hai - 20/02/2017 22:00 179 0

Hiện khu chuồng nuôi bồ câu Pháp của anh Tiến có diện tích gần 1.000m2 với 1.500 đôi chim bố mẹ, 500 đôi chim hậu bị, 1.000 đôi chim thương phẩm. Hàng tháng, sau khi trừ chi phí, anh thu lãi khoảng 45 triệu đồng.

Anh Nguyễn Xuân Tiến (45 tuổi), chủ trang trại nuôi chim bồ câu Pháp tại thôn Đạo Xá, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) không chỉ mạnh dạn làm kinh tế, còn tích cực tham gia đóng góp ủng hộ các phong trào của địa phương, đặc biệt là thành viên tích cực của Câu lạc bộ kinh tế trang trại xã Nghĩa Đạo...

Anh Tiến vui vẻ tâm sự, đầu năm 2014 anh được UBND xã Nghĩa Đạo cho thuê mảnh đất 2ha ruộng công ích cấy lúa 1 vụ không hiệu quả của thôn Đạo Xá.

Tuy nhiên, qua gần 3 năm trăn trở, suy nghĩ tìm hướng đi mới cho gia đình từ chính đồng đất quê hương, đến giữa năm 2015 nhờ bạn bè giới thiệu anh đã tìm được hướng đi mới: Nuôi chim bồ câu Pháp.

1.png
Trại bồ câu Pháp của anh Tiến

Anh đã tìm hiểu qua sách báo và đi tham quan mô hình nuôi bồ câu Pháp ở các tỉnh miền Nam để có thêm kiến thức cơ bản về loại vật nuôi này.

Ban đầu do vốn ít, kinh nghiệm thực tế chưa có, anh Tiến chỉ nuôi thử nghiệm 700 đôi bồ câu Pháp bố mẹ. Trong quá trình nuôi, anh nhận thấy loài chim này sinh sôi phát triển tốt, dễ chăm sóc… Vì thế anh đã mạnh dạn đầu tư thêm giống và chuồng trại. Hiện khu chuồng nuôi bồ câu Pháp của anh Tiến có diện tích gần 1.000m2 với 1.500 đôi chim bố mẹ, 500 đôi chim hậu bị, 1.000 đôi chim thương phẩm.

Với nguồn giống dồi dào, anh Tiến vừa chăm sóc vừa nuôi bán để có nguồn kinh phí tái đầu tư trở lại. Hiện nay, mỗi tháng bán ra thị trường khoảng 60% tổng đàn, với giá bồ câu thịt khoảng 120.000 - 140.000 đồng một cặp, con giống khoảng 200.000 đồng một cặp 2 tháng tuổi. Hàng tháng, sau khi trừ chi phí, anh thu lãi khoảng 45 triệu đồng.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi, anh Tiến cho biết, nuôi bồ câu không vất vả nhưng phải chú trọng vào khâu đầu tư chuồng trại, thức ăn. Bồ câu Pháp cần không gian thoáng mát, ánh sáng đầy đủ, sạch sẽ, thức ăn và nước uống phải đều đặn. Là loài có đặc tính sinh trưởng mạnh nên cần cho chúng ăn 2 bữa một ngày gồm sáng và chiều tối. Bồ câu Pháp ăn nhiều, thường ăn các thức ăn có sẵn như lúa, gạo xay, bắp nghiền. Đặc biệt, giống bồ câu này là loại rất ít dịch bệnh, thường thì 3 - 4 ngày vệ sinh chuồng trại một lần, nuôi 6 tháng bắt đầu sinh sản, một cặp có thể đẻ tới 7 - 8 lứa một năm, mỗi lứa 2 trứng một ổ. Thời gian từ khi chim ấp đến khi chim non ra ràng là 28 ngày và đến khi có thể bán tổng cộng là 45 ngày.

Nói về ưu điểm của mô hình này anh Tiến cho biết, nuôi bồ câu Pháp tập trung sẽ giúp giảm nhân công chăm sóc. Thời gian tới, anh tiếp tục hoàn thiện việc mở rộng xây dựng hệ thống chuồng trại quy mô thêm hơn 1.000m2, nuôi trên khu đất thoáng mát nhằm cung cấp sản phẩm thịt chất lượng tới các siêu thị và khách sạn...

HUY SƠN

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay582
  • Tháng hiện tại80,214
  • Tổng lượt truy cập2,835,336
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây