Là đánh giá chung của nhiều nông dân huyện Châu Thành khi tham gia mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) do Chi cục Trồng trọt và Bảo Vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp triển khai trên lúa vụ đông xuân 2016 - 2017, ở xã An Phú Thuận, huyện Châu Thành.
Theo ghi nhận của ngành nông nghiệp địa phương, tình trạng sạ dày và lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn khá phổ biến đối với nhiều nông dân trồng lúa của huyện Châu Thành. Chính tình trạng lạm dụng này dẫn đến chi phí đầu vào quá cao, lợi nhuận thấp.
|
Nông dân huyện Châu Thành tâm đắc với mô hình IPM |
Nhằm giúp nông dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa, vừa qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo Vệ thực vật tỉnh đã triển khai thành công mô hình quản lý dịch hại trên cây lúa cho hơn 20 học viên là nông dân của xã An Phú Thuận. Mô hình giúp nhiều nông dân nâng cao kỹ năng quản lý ruộng đồng, áp dụng quy trình sản xuất lúa theo hướng an toàn và bền vững. Người nông dân đã biết bảo vệ và tận dụng thiên địch để kiểm soát dịch hại trên cánh đồng, tuân thủ nghiêm nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo thời gian cách ly để không dư lượng trong nông sản.
Ngoài ra, ngành nông nghiệp cũng xây dựng hai mô hình song song, một là mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), hai là mô hình đối chứng được áp dụng kỹ thuật sản xuất bình thường của nông dân. Sau hơn 3 tháng triển khai, mô hình IPM được nông dân đánh giá cao bởi mang lại nhiều hiệu quả thiết thực như: giảm hơn 50% lượng giống gieo sạ, giảm chi phí sản xuất, giảm công lao động, năng suất cao. Theo ghi nhận từ kết quả của mô hình thì sản xuất theo qui trình IPM giúp nông dân tăng lợi nhuận 11,7 triệu đồng so với lúa được sản xuất ngoài mô hình.
Mỹ Lý
Nguồn tin: Báo Đồng Tháp
Ý kiến bạn đọc