Kiểm tra định kỳ tiến độ thực hiện Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh

Thứ năm - 21/11/2024 13:57 27 0
“Xây dựng quy trình canh tác hữu cơ trên cây mãng cầu ta (Annona squamosa L.) và cây bưởi da xanh ruột hồng (Citrus maxima (Burm.) Merr.) theo tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 11041:2017 tại tỉnh Tây Ninh”
Sáng ngày 19/11/2024, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức kiểm tra định kỳ tiến độ thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh “Xây dựng quy trình canh tác hữu cơ trên cây mãng cầu ta (Annona squamosa L.) và cây bưởi da xanh ruột hồng (Citrus maxima (Burm.) Merr.) theo tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 11041:2017 tại tỉnh Tây Ninh” tại Vườn Mãng cầu của ông Lê Trung Kiên, địa chỉ: ấp Phước Lợi 1, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh và Vườn Bưởi của ông Nguyễn Văn Trí, địa chỉ: ấp Tân Xuân, xã Tân Phú, huyện Tân Châu, Tây Ninh.
Đoàn kiểm tra thực tế mô hình canh tác hữu cơ trên cây mãng cầu ta tại Vườn Mãng cầu
 ông Lê Trung Kiên, địa chỉ: ấp Phước Lợi 1, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu

Đề tài trên được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện tại Quyết định số 2691/QĐ-UBND ngày 28/12/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện và ThS. Hà Thanh Tùng làm chủ nhiệm, thời gian thực hiện đề tài 36 tháng (từ tháng 02/2023 đến tháng 01/2026), tổng kinh phí thực hiện là 2.802.000.000 đồng (trong đó: kinh phí từ ngân sách nhà nước: 1.979.000.000 đồng; nguồn ngoài ngân sách: 823.000.000 đồng). Thực hiện theo Hợp đồng số 05/HĐ-KHCN ngày 16/02/2023 giữa Sở KH&CN và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tham gia đoàn kiểm tra, có mặt của đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ và các phòng chuyên môn thuộc Sở, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các thành viên chính tham gia thực hiện đề tài, cùng với đại diện hội nông dân xã Suối Đá huyện Dương Minh Châu, đại diện hội nông dân xã Tân Phú, huyện Tân Châu.
Đoàn kiểm tra thực tế mô hình canh tác hữu cơ trên cây bưởi da xanh ruột hồng tại Vườn Bưởi
của ông Nguyễn Văn Trí, địa chỉ: ấp Tân Xuân, xã Tân Phú, huyện Tân Châu, Tây Ninh

Tại buổi làm việc, Đoàn kiểm tra đã nghe đại diện cơ quan chủ trì báo cáo nội dung, tiến độ thực hiện và tình hình sử dụng kinh phí của đề tài.
Tổ chức chủ trì đã thực hiện một số nội dung theo Thuyết minh được duyệt, cụ thể như: điều tra, đánh giá quy trình canh tác bưởi da xanh ruột hồng, mãng cầu ta trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, thực hiện lấy mẫu đất, nước tại các vườn trồng bưởi da xanh ruột hồng và mãng cầu ta trên địa bàn tỉnh Tây Ninh để phân tích, lựa chọn địa điểm đủ tiêu chuẩn để bố trí các thí nghiệm nhằm xây dựng quy trình canh tác hữu cơ trên cây mãng cầu ta và bưởi da xanh ruột hồng; bố trí 06 thí nghiệm gồm: (1) thí nghiệm so sánh, xác định phân hữu cơ sử dụng cho canh tác bưởi hữu cơ; (2) thí nghiệm so sánh, xác định phân hữu cơ sử dụng cho canh tác mãng cầu hữu cơ; (3) thí nghiệm so sánh, xác định thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh hại trong canh tác bưởi hữu cơ; (4) thí nghiệm so sánh, xác định thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh hại trong canh tác mãng cầu hữu cơ; (5) thí nghiệm so sánh, xác định thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu hại trong canh tác bưởi hữu cơ; (6) thí nghiệm so sánh, xác định thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu hại trong canh tác mãng cầu hữu cơ.
Đơn vị chủ trì hướng dẫn nhà vườn thực hiện kỹ thuật chăm sóc vườn bưởi
(tưới nước, cắt tỉa cành, xử lý ra hoa,…) trên cây bưởi da xanh ruột hồng
Thời gian tới, tổ chức chủ trì sẽ hoàn chỉnh quy trình canh tác hữu cơ trên cây mãng cầu ta và bưởi da xanh ruột hồng; xây dựng mô hình trình diễn canh tác mãng cầu ta và bưởi da xanh ruột hồng và xây dựng logo thương hiệu cho mãng cầu ta và bưởi da xanh ruột hồng theo tiêu chuẩn hữu cơ (Tiêu chuẩn TCVN 11041:2017).
Đoàn Kiểm tra đã ghi nhận kết quả bước đầu đạt được, đồng thời đề nghị đơn vị chủ trì tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia, tổ chức liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nội dung công việc còn lại theo thuyết minh được duyệt, đảm bảo các sản phẩm đáp ứng với yêu cầu mục tiêu đề ra, góp phần thay đổi nhận thức, thay đổi cách nghĩ, cách làm trong sản xuất của người dân địa phương, các nông hộ tham gia mô hình sẽ tiếp thu kỹ thuật, kỹ năng canh tác, hưởng lợi từ mô hình. Đây là các mô hình mới, khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất cao, phù hợp với định hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.
P.QLKH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập58
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm51
  • Hôm nay7,763
  • Tháng hiện tại46,718
  • Tổng lượt truy cập2,907,460
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây