Kết quả duy trì áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2024

Thứ sáu - 22/11/2024 14:22 42 0
Kết quả duy trì áp dụng và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2024 như sau:
1. Mặt làm được
- Qua kết quả kiểm tra tại trụ sở và thông qua hồ sơ báo cáo, toàn tỉnh có 106/124 đơn vị (đạt 85,48%) có thực hiện việc duy trì áp dụng và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015. Cụ thể theo cấp tỉnh, huyện, xã kết quả như sau: 26/27 đơn vị cấp tỉnh (đạt 96,3%); 6/8 đơn vị cấp huyện (đạt 75%);74/89 đơn vị cấp xã (đạt 83,15%).
- Cơ quan chủ trì: tạo điều kiện, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức trong việc hoàn thiện hồ sơ duy trì áp dụng và cải tiến HTQLCL.
- Phần lớn các cơ quan, tổ chức có tinh thần phối hợp tốt với Đoàn kiểm tra đến làm việc tại trụ sở, trong việc gửi hồ sơ kiểm tra,...
- Hiệu quả mang lại cho các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt việc duy trì áp dụng và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: giúp vai trò, trách nhiệm từng cá nhân quy định rõ ràng, qua đó lãnh đạo có thể đánh giá về năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của công chức một cách khách quan hơn; kiểm soát chặt chẽ, hạn chế sai sót trong quá trình giải quyết hồ sơ của tổ chức công dân thông qua hoạt động đánh giá nội bộ tại đơn vị, phát huy tính hiệu lực, hiệu quả của HTQLCL.
2. Mặt tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
Bên cạnh những mặt làm được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
- Hiện nay, phần lớn các đơn vị chủ yếu giải quyết công việc theo các TTHC, ít quan tâm đến việc áp dụng ISO do chưa hiểu được lợi ích mà ISO mang lại cho đơn vị thông qua việc đánh giá nội bộ. Đồng thời, công chức phụ trách ISO thường xuyên luân chuyển công tác, nhân lực giảm dần nhưng công việc ngày một nhiều, một vị trí đảm nhiệm nhiều công việc (nhất là ở cấp xã) nên việc duy trì áp dụng HTQLCL chỉ mang tính hình thức, đối phó, hiệu quả thực sự chưa cao, cụ thể còn 18/124 (chiếm 14,52%) thực hiện chưa tốt việc duy trì áp dụng và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015.
- Việc cập nhật các văn bản QPPL mới ban hành cũng như các TTHC mới, sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của một số đơn vị vào HTQLCL đôi khi chưa kịp thời, chưa đảm bảo phạm vi áp dụng của HTQLCL theo quy định.
- Vẫn còn một số cơ quan, tổ chức (nhất là ở cấp xã) gửi hồ sơ kiểm tra không thống nhất (gửi nhiều bản hồ sơ cùng loại, chỉ khác thời gian, không theo thứ tự của danh mục hồ sơ quy định,...) gây khó khăn trong công tác kiểm tra, thẩm định.
- Hiện nay, phần lớn Bộ TTHC của các ngành, lĩnh vực do UBND tỉnh Tây Ninh ban hành đảm bảo đầy đủ các bước thực hiện như thành phần hồ sơ, thời gian phân chia các công đoạn, trách nhiệm, thành phần hồ sơ lưu, thời gian lưu, nơi lưu,... Đồng thời, trên phần mềm một cửa (motcua.tayninh.gov.vn) cũng đã thể hiện đầy đủ nội dung của từng TTHC, kiểm soát tốt quá trình giải quyết hồ sơ của tổ chức, cá nhận, doanh nghiệp. Do vậy, hầu hết các đơn vị chủ yếu giải quyết công việc theo các TTHC, ít quan tâm đến việc áp dụng ISO do chưa hiểu được lợi ích mà ISO mang lại cho đơn vị thông qua việc đánh giá nội bộ.
- Về việc áp dụng các quy trình giải quyết công việc nội bộ: như quy trình đào tào, bổ nhiệm, thanh quyết toán, mua sắm trang thiết bị - tài sản, thi đua khen thưởng,…phần lớn các đơn vị ít vận hành, áp dụng, chủ yếu thực hiện theo các văn bản quy định. Thậm chí một số đơn vị có ban hành tài liệu nhưng không đưa vào áp dụng trong thực tế.
- Trước năm 2022, hàng năm Bộ Nội vụ đều đưa nội dung “Áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001” vào chấm điểm để “Xác định “Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” (gọi tắt là chấm điểm CCHC) và UBND tỉnh Tây Ninh có đưa nội dung “Áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001” vào chấm điểm CCHC đối với Sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện,thị xã, thành phố. Tuy nhiên, từ năm 2023 đến nay, nội dung “Áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001” không còn đưa vào để chấm điểm CCHC. Do vậy, một số cơ quan, tổ chức không quan tâm nhiều đến việc duy trì cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015, mà chủ yếu chỉ thực hiện trên hồ sơ giấy tờ để gửi cho cơ quan quản lý (Sở KH&CN) khi có yêu cầu.
- Đồng thời, hàng năm, cơ quan quản lý (Sở KH&CN) có yêu cầu các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh gửi hồ sơ duy trì áp dụng và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVVN ISO 9001:2015 để thẩm định và có ý kiến cho việc được sử dụng kinh phí duy trì là 10.000.000 đồng/đơn vị/năm (được quy định theo Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 05/3/2019 của UBND tỉnh Tây Ninh). Cơ quan quản lý chỉ thẩm định trên hồ sơ gửi về cho thấy việc áp dụng HTQLCL chỉ mang tính chất hình thức, đối phó, hiệu quả thực sự chưa cao gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước hàng năm để cho các cơ quan, tổ chức thực hiện duy trì HTQLCL.
- Tên gọi của Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước không thống nhất với Công văn số 419/BKHCN-TĐC ngày 21/02/2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Lộ trình chuyển đổi áp dụng TCVN ISO 9001:2015.
+ Theo khoản 1, Điều 2 của Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg về đối tượng áp dụng chưa quy định bắt buộc đối với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Do đó, kết quả hoạt động xây dựng, quản lý áp dụng HTQLCL của UBND cấp xã ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả trong công tác cải cách hành chính của UBND cấp huyện và cấp tỉnh.
+ Theo khoản 1, Điều 3, Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg: chưa quy định cụ thể việc xây dựng các quy trình ISO đối với những TTHC không có hồ sơ phát sinh và xây dựng các Quy trình quản lý nội bộ (Quy trình nội bộ chuyên môn không thuộc TTHC), đơn vị quản lý không có cơ sở để hướng dẫn cũng như kiểm tra, theo dõi tiến độ hiệu quả làm việc của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Toàn văn Báo cáo số 
233/BC-KHCN ngày 6/11/2024
P.QLTCCL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm41
  • Hôm nay7,608
  • Tháng hiện tại46,563
  • Tổng lượt truy cập2,907,305
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây