Bán lẻ mĩ phẩm đón sóng khởi nghiệp

Thứ ba - 19/07/2022 15:41 325 0
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang có giá trị khoảng 2,3 tỷ USD, nhưng đang bị xâm chiếm bởi các thương hiệu nước ngoài với thị phần lên tới 90%.
Vào thập niên 1990, khi nền kinh tế Việt Nam vẫn còn khó khăn, mỹ phẩm vẫn được xem là những sản phẩm xa xỉ, vốn chỉ dành cho giới thượng lưu, sành chơi. Giữa một loạt những thương hiệu ngoại quốc, nước hoa Miss Saigon mang hình dáng người thiếu nữ dịu dàng, duyên dáng với trang phục ba miền đã nổi lên như một biểu tượng của thương hiệu mĩ phẩm Việt Nam, gây tiếng vang và trở thành những món quà biếu, tặng phẩm không thể thiếu.
Sau gần 30 năm có mặt trên thị trường, Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn (SCC) - đơn vị sở hữu thương hiệu Miss Saigon đã trở thành một công ty đại chúng. Tháng 9/2018, SCC nhận đầu tư chiến lược từ CTCP Chứng khoán TP. HCM (HSC) và cá nhân ông Ngô Hùng Dũng, thu về khoảng 22 tỷ đồng. Thương vụ này là lần hiếm hoi một công ty mỹ phẩm Việt Nam được rót vốn đầu tư chiến lược, khi cùng thời với SCC, các doanh nghiệp như Thorakao, Thái Dương vẫn đang phải gồng mình chống chịu những áp lực đến từ thị trường.
SCC - đơn vị sở hữu thương hiệu Miss Saigon hiện là một công ty đại chúng
Thực tế, các thương hiệu nước ngoài đang chiếm 90% thị phần tại Việt Nam, với các đại gia mỹ phẩm toàn cầu như: L’Oreal, Ohui, Whoo, The Body Shop, The Faceshop, Shiseido… đến các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Kao, P&G…
Theo Mintel - công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang có giá trị khoảng 2,3 tỷ USD. Trong đó, các sản phẩm chăm sóc da được ưa chuộng nhất, với hơn 60% người tiêu dùng sử dụng mỗi ngày.
Đồng quan điểm, nghiên cứu của Statista cho biết, tốc độ gia tăng số lượng cửa hàng mỹ phẩm toàn quốc tăng 40%, từ 87 trong năm 2021 lên đến 124 trong năm nay. Phần lớn cửa hàng tập trung tại hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và TP. HCM. 
Tuy nhiên, khác với giai đoạn trước, thị trường mỹ phẩm hiện đại đã bắt đầu đón nhận nhiều hơn các tên tuổi trong nước, bao gồm cả các startup Việt hoạt động thông qua môi trường thương mại điện tử.
Ngô Quỳnh Trang (hay còn được biết đến với cái tên Changmakeup) - Giám đốc sáng tạo và đồng sáng lập OFÉLIA từng được Forbes Việt Nam vinh danh 30 Under 30 năm 2020. Dòng son OFÉLIA Nightfall Matte Lipstick của Ngô Quỳnh Trang sau hơn 3 giờ mở bán từng nhận số lượng đơn đặt hàng cán mốc 4 con số và chính thức cháy hàng sau 4 ngày. Hiện nay, thương hiệu OFÉLIA ngày càng khẳng định được chỗ đứng nhờ chất lượng và thực lực của mình. Năm ngoái, Mekong Capital cũng công bố đầu tư vào Tập đoàn HSV - nhà bán lẻ mỹ phẩm lớn nhất Việt Nam về số lượng cửa hàng.
Dòng son OFÉLIA Nightfall Matte Lipstick của Ngô Quỳnh Trang
Tính đến hết tháng 6/2021, HSV đang vận hành tổng cộng 105 cửa hàng: 69 cửa hàng The Face Shop, 11 cửa hàng Beauty Box, 7 cửa hàng Club Clio, 6 cửa hàng Adidas và 12 cửa hàng Reebok.
Tập đoàn HSV được thành lập vào năm 2004 bởi hai người bạn là bà Lê Thị Bích Phượng và ông Nguyễn Quốc Bình. Công ty là nhà phân phối độc quyền của The Face Shop (thương hiệu mỹ phẩm của LG Cosmetics, Hàn Quốc) từ năm 2005. 12 năm sau, Tập đoàn HSV đã mở rộng và trở thành nhà phân phối độc quyền của thương hiệu đồ thể thao Reebok và nhà phân phối không độc quyền của Adidas giai đoạn 2016-2017.
Năm 2018, Tập đoàn HSV đã khai trương chuỗi cửa hàng mỹ phẩm đa thương hiệu của riêng mình với tên gọi “Beauty Box” - hoạt động với mô hình Retail-Tainment  giúp việc mua sắm lôi cuốn hơn thông qua việc kết hợp nhiều hoạt động khác nhau, chẳng hạn như tư vấn chuyên gia, thử trang điểm...
Tới đầu năm nay, Aemi - startup thương mại điện tử B2B trong lĩnh vực mỹ phẩm của Việt Nam huy động thành công 2 triệu USD từ quỹ Alpha JWC Ventures, January Capital, Venturra Discovery, FEBE Ventures, cùng một số các nhà đầu tư thiên thần khác. Thành lập vào tháng 11/2021, Aemi ra đời với mong muốn trở thành một sàn TMĐT chuyên bán sỉ các mặt hàng mỹ phẩm tại Việt Nam. Aemi được sáng lập bởi Vũ Kim Ngân và Nguyễn Quí Hiếu, từng là bạn học của nhau tại Singapore.
CEO Vũ Kim Ngân từng có 6 năm làm quản lý tại Bain & Company, với chuyên môn tư vấn mảng phân phối và bán lẻ. Trong khi đó, CTO Nguyễn Quí Hiếu từng làm kỹ sư quản lý cấp cao tại Grab và One Mount Group. Đối tác của Aemi là những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, với lượt theo dõi từ 10.000 đến 30.000. Thông qua Aemi, họ có thể mua/bán mỹ phẩm chất lượng với giá tốt, và đặc biệt là được đảm bảo về nguồn gốc chính hãng.
Nerman - thương hiệu mỹ phẩm dành cho nam giới
Gần đây nhất, Nerman - thương hiệu mỹ phẩm dành cho nam giới do 3 nhà chàng trai Đặng Thanh Thịnh, Nguyễn Văn Nhật, Hồ Xuân Hải cùng nhau sáng lập đã gọi vốn thành công trên Shark Tank Việt Nam. Nerman cung cấp đầy đủ các dòng sản phẩm từ tắm rửa, chăm sóc da đến trang điểm cho nam giới. Nerman hiện bán hàng theo 2 hình thức là B2C (business to customer - bán lẻ trực tuyến) và O2O (online to offline - từ trực tuyến đến trực tiếp).
Startup xác định tập trung vào 3 thị trường lớn là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, đồng thời đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ đứng đầu Việt Nam cũng như Đông Nam Á. Riêng quý I/2022, Nerman đạt doanh thu lên tới 1,3 triệu USD. Dự kiến cả năm nay, mức doanh thu sẽ là 10,2 triệu USD và tăng trưởng từ 50 - 100% trong các năm tiếp theo./.
Nguồn: Việt Hưng - https://theleader.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay2,600
  • Tháng hiện tại82,232
  • Tổng lượt truy cập2,837,354
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây