Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2023 - Lan tỏa khát vọng sáng tạo, đam mê nghiên cứu khoa học

Thứ sáu - 22/12/2023 08:30 159 0
Sáng 6/12, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, tổ chức công bố Sách vàng sáng tạo Việt Nam 2023. Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm nay ghi nhận 79 công trình nghiên cứu, sản phẩm sáng tạo có giá trị ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, có sức lan tỏa.


Các đại biểu thực hiện nghi lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023 - Ảnh: VGP/Hoàng Giang
Ấn phẩm gồm các công trình, giải pháp sáng tạo khoa học và công nghệ lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã đạt giải tại các cuộc thi từ năm 2021 đến tháng 6/2023. Đây là những công trình được ứng dụng và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trong sản xuất, đời sống, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
TS.Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, cho biết năm 2023 ban tổ chức xét duyệt từ 162 công trình, giải pháp sáng tạo khoa học - công nghệ do các bộ, ngành, tỉnh, thành phố giới thiệu và đề nghị. Từ đó tuyển chọn 79 công trình tiêu biểu và ghi danh 5 công trình, tập thể, 27 cá nhân đạt các giải thưởng quốc tế công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023.
Phát biểu tại Lễ công bố, ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ghi nhận và chúc mừng các tác giả, nhóm tác giả của 79 công trình, giải pháp sáng tạo được tuyển chọn.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Phạm Đông
Các công trình thuộc các lĩnh vực: công nghệ tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mới và chế biến, sản xuất trong nông nghiệp (14 công trình), công nghệ thông tin, điện tử viễn thông (13 công trình), sinh học phục vụ sản xuất, đời sống (12 công trình), cơ khí tự động hóa (11 công trình); y tế (10 công trình); công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên (9 công trình); công nghệ vật liệu (07 công trình); giáo dục - đào tạo (02 công trình) và lĩnh vực xã hội nhân văn (01 công trình).

Nhiều công trình tiêu biểu có đóng góp quan trọng cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có thể kể đến nghiên cứu, lựa chọn giải pháp và phát triển, ứng dụng công nghệ nâng cao hệ số thu hồi dầu cho đối tượng trầm tích lục nguyên của các mỏ dầu tại Bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam do nhóm tác giả TS Nguyễn Minh Quý, ThS Phạm Trường Giang, ThS Hoàng Long thực hiện.
Nhóm tác giả VPI đã thiết kế và chế tạo thành công hệ thống thiết bị và sản xuất 100 tấn hóa phẩm nâng cao hệ số thu hồi dầu VPI SP quy mô 4 tấn/ngày để phục vụ thử nghiệm công nghiệp; đồng thời đã cùng với Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro” tiến hành bơm ép thử nghiệm hóa phẩm VPI SP vào khu vực thử nghiệm tại mỏ Bạch Hổ, giúp gia tăng sản lượng khai thác. Đồng thời nhóm cũng xây dựng được phần mềm đánh giá lựa chọn các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu (VPI EOR Screening) phù hợp cho từng mỏ, đối tượng khai thác dầu tại Việt Nam. Đây là phần mềm đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực nâng cao hệ số thu hồi dầu phục vụ nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Một số công trình có sức lan tỏa cao như nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt hoàn thiện 5 mô hình xử lý, cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (nước uống học đường) tại 5 nhà trường thuộc địa bàn khan hiếm nước sạch của tỉnh Hà Giang của tác giả Cao Hồng Kỳ. Mô hình “Ngân hàng sữa mẹ” của ThS Lê Thị Thùy Trang, Bùi Minh Cường, Nguyễn Thị Thu Hà và các cộng sự.
Hay ứng dụng phương pháp nút mạch kết hợp phá hủy khối u bằng MWA (đốt nhiệt vi sóng) trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại bệnh viện Bãi Cháy của nhóm tác giả Lê Tiến Hưng, Đoàn Thị Huệ và các cộng sự. Một nghiên cứu khác là tích hợp thiết bị IMU và GNSS thu thập dữ liệu sử dụng công nghệ trạm tham chiếu ảo (VRS) trên thiết bị bay không người lái (UAV) phục vụ công tác thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, của ThS Lưu Hải Âu cùng cộng sự.
Sách vàng Sáng tạo Việt Nam do Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, và các bộ, ngành, một số tổ chức thành viên Mặt trận tổ chức tuyển chọn, công bố từ năm 2016. Qua 7 năm triển khai, đã có hơn 500 công trình, giải pháp khoa học công nghệ được chọn công bố. Việc công bố Sách Vàng sáng tạo Việt Nam 2023 nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân tiêu biểu, đóng góp hiệu quả trong hoạt động khoa học công nghệ, phổ biến tri thức khoa học, kết nối và đưa sản phẩm sáng tạo khoa học vào thực tiễn./.
nguồn: https://baochinhphu.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 30 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 6 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay304
  • Tháng hiện tại51,401
  • Tổng lượt truy cập2,912,143
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây