Thể lệ Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Tây Ninh đến năm 2025

Thứ sáu - 14/10/2022 08:35 685 0
Thể lệ Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Tây Ninh đến năm 2025, cụ thể:

 
I. Đối tượng dự thi
1. Các tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân có ý tưởng, dự án khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới dự kiến triển khai và phát triển trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Khuyến khích các ý tưởng, dự án dự thi có ứng dụng công nghệ và đã có sản phẩm cụ thể.
2. Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian đăng ký hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
3. Mỗi tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp (gọi tắt là đối tượng dự thi) có thể tham gia một hay nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Mỗi nhóm cá nhân không quá 05 thành viên.
- Đối với cá nhân thi theo hình thức cá nhân: 01 thí sinh chỉ được tham gia tối đa 03 ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
- Đối với tổ chức, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ được tham gia tối đa 04 ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
II. Lĩnh vực dự thi
1. Đối tượng dự thi có thể đăng ký ý tưởng, dự án khởi nghiệp thuộc tất cả các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2. Khuyến khích các ý tưởng, dự án khởi nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực theo định hướng phát triển của tỉnh (công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, chuyển đổi số, dịch vụ, thương mại và du lịch) và các ý tưởng, dự án khởi nghiệp dự thi có ứng dụng công nghệ (công nghệ mới, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ xanh, công nghệ sạch, công nghệ bảo vệ môi trường, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới và các loại công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến) nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng.
3. Đặc biệt khuyến khích các ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do phụ nữ là tác giả đối với cá nhân, nhóm cá nhân tham gia.
III. Hồ sơ và thời hạn đăng ký dự thi
1. Hồ sơ dự thi:
Hồ sơ dự thi gồm 01 bộ, được trình bày bằng Tiếng Việt, không tẩy xóa, đánh máy trên khổ A4, bao gồm:
a) Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu (Mẫu M-01; Mẫu M-02) đính kèm.
b) Thuyết minh ý tưởng, dự án khởi nghiệp theo mẫu (Mẫu M-03_TM) đính kèm.
c) Sản phẩm, mô hình, bản vẽ, phim ảnh, tài liệu… kèm theo (nếu có).
d) Danh sách đồng tác giả và thoả thuận về đóng góp kèm theo (nếu có).
Mẫu hồ sơ dự thi và thông tin về Cuộc thi được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ tại website: https://sokhcn.tayninh.gov.vn chuyên mục “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.
2. Thời hạn đăng ký và địa điểm tiếp nhận hồ sơ dự thi
a) Thời hạn nhận hồ sơ dự thi: Trước 17 giờ 00 phút, ngày 30/12 hàng năm;
b) Thời gian công bố kết quả và tổ chức trao giải thưởng cho các ý tưởng, dự án KNĐMST được lựa chọn: Tháng 5 hàng năm.
c) Địa chỉ nhận hồ sơ dự thi:
Sở Khoa học và Công nghệ - Cơ quan Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi
Địa chỉ: Số 211 Đường 30/4, Phường 2, TP.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
Điện thoại: 0276. 3824 425 hoặc 0276. 3820 194.
c) Hồ sơ dự thi được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Thời gian được tính theo dấu bưu điện hoặc dấu văn bản đến của Sở Khoa học và Công nghệ. Ngoài ra, gửi kèm file điện tử qua email: sokhcn@tayninh.gov.vn
d) Hồ sơ dự thi được tiếp nhận, xem xét, bảo mật thông tin cho tới ngày công bố kết quả cuộc thi. Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ không trả lại hồ sơ dự thi.
IV. Các vòng thi
1. Vòng Sơ khảo: Hội đồng Giám khảo xét tuyển 50 hồ sơ dự thi để lựa chọn các hồ sơ xuất sắc tham gia vào vòng Bán kết.
Các hoạt động hỗ trợ: Tổ chức khoá tập huấn (cơ bản) nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng như: nhận thức về kinh doanh; sự khác biệt về khởi nghiệp truyền thống và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tư duy thiết kế; xây dựng mô hình kinh doanh; chân dung khách hàng, cách lập bản kế hoạch kinh doanh, marketing, kỹ năng thuyết trình ý tưởng/ dự án kinh doanh,… và kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp tỉnh cho các tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp (đã có ý tưởng, chưa có ý tưởng, đang xây dựng sản phẩm, đã có sản phẩm mẫu hoặc sản phẩm đã có người dùng ở giai đoạn khảo nghiệm, hoàn thiện sản phẩm,…) tham gia Cuộc thi.
2. Vòng Bán kết: Hội đồng Giám khảo xét tuyển 30 hồ sơ dự thi để lựa chọn các hồ sơ xuất sắc tham gia vào vòng Chung kết. Đại diện các tác giả của hồ sơ dự thi được lựa chọn từ vòng Sơ khảo sẽ thuyết trình và trả lời câu hỏi trước Hội đồng Giám khảo, các nhà đầu tư, khán giả.
Các hoạt động hỗ trợ: Tổ chức khoá tập huấn (chuyên sâu) nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng như: kỹ năng thuyết trình, lập kế hoạch chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn chất lượng, kêu gọi đầu tư, khả năng thương mại hoá, định hướng phát triển, tổ chức kết nối cố vấn khởi nghiệp… cho các tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân có ý tưởng, dự án khởi nghiệp được chọn tham gia vào vòng Chung kết Cuộc thi.
3. Vòng Chung kết: Hội đồng Giám khảo lựa chọn 10 hồ sơ xuất sắc tương ứng với cơ cấu giải thưởng. Đại diện các tác giả của hồ sơ dự thi được lựa chọn từ vòng Bán kết sẽ thuyết trình và trả lời câu hỏi trước Hội đồng Giám khảo, các nhà đầu tư, khán giả.
V. Tiêu chí chấm điểm ý tưởng, dự án khởi nghiệp
1. Tính mới, tính sáng tạo của ý tưởng, dự án.
2. Khả năng thương mại hóa, khả năng tăng trưởng của ý tưởng, dự án.
3. Mô hình, kế hoạch kinh doanh hoàn thiện của ý tưởng, dự án.
4. Mức độ tác động và ý nghĩa về kinh tế - xã hội của ý tưởng, dự án mang lại.
5. Nguồn lực thực hiện ý tưởng, dự án.
6. Khả năng thuyết trình (đối với vòng Bán kết và vòng Chung kết).
7. Các tiêu chí khác liên quan đến tính khả thi và hiệu quả của ý tưởng, dự án.
8. Nội dung và thang điểm cụ thể do Ban Tổ chức Cuộc thi quy định.
VI. Đánh giá, xếp loại ý tưởng, dự án khởi nghiệp
1. Vòng Sơ khảo
1.1 Ban Thư ký rà soát hồ sơ đảm bảo điều kiện dự thi về nội dung và hình thức.
1.2 Tiêu chí xét chọn:
a) Tính mới, tính sáng tạo của ý tưởng, dự án:                30 điểm.
b) Hiệu quả kinh tế, khả năng tăng trưởng:                     20 điểm.
c) Ứng dụng công nghệ:                                                 20 điểm.
d) Tác động về kinh tế - xã hội:                                      15 điểm.
đ) Phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh:               10 điểm.
e) Hình thức trình bày, thuyết minh dự án, ý tưởng:        05 điểm.
Hồ sơ dự thi được lựa chọn và đạt giải lấy theo thứ tự điểm số từ cao đến thấp có điểm trung bình tối thiểu là 50 điểm trên tổng số 100 điểm (không có tiêu chí nào bị “0 điểm”) và được ít nhất 2/3 số phiếu chấm điểm của các thành viên Hội đồng chấm, đánh giá đạt từ 50 điểm trở lên.   
1. Hội đồng Giám khảo xem xét, đánh giá đối với từng hồ sơ dự thi theo tiêu chí xét chọn nêu trên. Hội đồng Giám khảo sẽ chọn 30 hồ sơ ý tưởng, dự án khởi nghiệp vào vòng Bán kết.
2. Vòng Bán kết: 30 hồ sơ ý tưởng, dự án khởi nghiệp được chọn ở vòng Sơ khảo sẽ thuyết trình trước Hội đồng Giám khảo. Hội đồng sẽ chọn ra 10 hồ sơ ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc nhất (theo Thang điểm của Ban Tổ chức Cuộc thi quy định) để vào vòng Chung kết.
3. Vòng Chung kết: 10 hồ sơ ý tưởng, dự án khởi nghiệp sau khi tham gia huấn luyện sẽ thuyết trình trước Hội đồng Giám khảo. Hội đồng Giám khảo xét chọn, xếp hạng cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc nhất (theo Thang điểm của Ban Tổ chức Cuộc thi quy định).
Căn cứ kết quả của Hội đồng Giám khảo vòng Chung kết, cơ quan Thường trực Cuộc thi đề nghị UBND tỉnh phê duyệt công nhận kết quả Cuộc thi và trao giấy Chứng nhận, tiền thưởng cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp đạt giải tại Cuộc thi.
VII. Cơ cấu giải thưởng Cuộc thi
Giải thưởng của Cuộc thi lấy từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh bố trí hàng năm và các nguồn vận động xã hội hoá của các doanh nghiệp tài trợ (nếu có).
1. Giải thưởng của UBND tỉnh: Giấy chứng nhận và tiền thưởng, cụ thể gồm:
- 01 Giải Nhất:                                      trị giá            40.000.000 đồng.
- 01 Giải Nhì:                                        trị giá            32.000.000 đồng.
- 02 Giải Ba:                            mỗi giải trị giá            24.000.000 đồng.
- 03 Giải Khuyến khích:          mỗi giải trị giá              8.000.000 đồng.
+ Đối với các ý tưởng, dự án đạt từ Giải Nhì trở lên: Cơ quan Thường trực Cuộc thi đề xuất UBND tỉnh xem xét, phê duyệt đặt hàng thông qua thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh (nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định).
+ 03 ý tưởng, dự án đạt các giải Nhất, Nhì được giới thiệu tham gia Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.
2. Các giải thưởng khác do nhà tài trợ lựa chọn và trao giải (nếu có).
3. Các hồ sơ đạt giải Cuộc thi được ưu tiên xét chọn hỗ trợ từ Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Tây Ninh.
Các tài liệu liên quan kèm theo:
1. Quyết định 2075/QĐ-UBND ngày 10/10/2022: xem tại đây
2. Kế hoạch 3451/KH-UBND ngày 10/10/2022: xem tại đây
PQLCN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập44
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay2,801
  • Tháng hiện tại19,307
  • Tổng lượt truy cập2,242,499
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây