Theo đó các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm xây dựng một thị trường tiêu thụ ổn định, nhất là thị trường xuất khẩu chính ngạch, tạo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm chủ lực và OCOP của địa phương.
Nhờ nguồn nước dồi dào từ hệ thống thủy lợi, sầu riêng tại xã Bàu Đồn thuận lợi phát triển, sinh trưởng tốt và dần trở thành loại cây chủ đạo của địa phương (Ảnh minh hoạ - Lê Bình)
Từ năm 2021, HTX Bàu Đồn đã thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời đăng ký vùng trồng, mã QR nhãn hiệu sầu riêng; năm 2022 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao (Ảnh minh hoạ - Sưu tầm)
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao nhiệm, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện: hướng dẫn và hỗ trợ HTX, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ chế biến sâu, bảo quản sau thu hoạch; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP; hỗ trợ các chủ thể sản xuất trong việc xây dựng tài khoản, cửa hàng trên các nền tảng thương mại điện tử; triển khai chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thông tin chi tiết: Công văn số 1549/UBND-KT