Kết quả đánh giá và phân tích Năng suất lao động, tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020

Thứ ba - 14/03/2023 15:20 517 0
Trong chiến lược phát triển của một quốc gia, năng suất được đặt ở vị trí nền tảng để đạt được mục tiêu tổng hợp, đó là tạo ra của cải vật chất dồi dào với sự hạn chế về nguồn lực, cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa người lao động và nhà quản lý, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và đạt được các mục tiêu chiến lược dài hạn trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.Theo kết quả phân tích và đánh giá của Cục Thống kê:
1. Năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020
Bình quân giai đoạn 2016 - 2020 NSLĐ tăng 6,34%/năm, tốc độ tăng khá cao so với bình quân của toàn quốc (bình quân năng suất lao động (NSLĐ) toàn quốc tăng 5,9%/năm).
Một trong những lợi ích của vấn đề tăng năng suất là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của địa phương cũng như của quốc gia. Từ 2015 đến 2020, cơ cấu kinh tế của Tây Ninh đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù đóng góp vào tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh của khu vực kinh tế nông lâm thủy hải sản có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015 - 2021 tương ứng từ 27,68% xuống còn 22,11%; tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỉnh Tây Ninh đã xác định nông nghiệp sẽ phát triển theo định hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch và xuất khẩu và việc chuyển dịch cơ cấu này cần có thời gian và nguồn lực để có được sự thành công.
Bình quân giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp của tỉnh Tây Ninh đạt gần 2,64% tương ứng với tỷ phần đóng góp tăng GRDP là 36,69%. Tốc độ tăng TFP và đóng góp của tăng TFP vào tăng GRDP giai đoạn 2016-2020 cao hơn so với giai đoạn 2011-2015 (theo kết quả tính toán của Cục Thống kê giai đoạn 2011-2015 đạt được 2,28% và đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt được 30,12%).
So với mức bình quân của cả nước thì cả tốc độ tăng TFP và tỷ phần đóng góp vào tăng TFP vào tăng trưởng GRDP bình quân năm giai đoạn 2016 - 2020 đều thấp hơn (2,64% so với 2,85% về tốc độ tăng và 36,69% so với 45,42% về tỷ phần đóng góp).
Bình quân giai đoạn 2016-2020, tỷ phần đóng góp của tăng TFP vào tăng GRDP ở phạm vi toàn nền kinh tế tỉnh Tây Ninh đạt 36,69%. Đứng vị trí thứ hai sau tỷ phần đóng góp của tăng tài sản cố định (TSCĐ) (tỷ phần đóng góp của tăng TSCĐ là 56,46%) và cao hơn nhiều so với tỷ phần đóng góp của tăng lao động (LĐ) (tỷ phần đóng góp của tăng LĐ là 6,86%).
Nhìn chung xét quan hệ đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng GRDP toàn nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh từ 2016 đến 2021, thì tỷ phần đóng góp của tăng TSCĐ là nhiều nhất, sau đến tỷ phần tỷ phần đóng góp của tăng TFP, còn đóng góp của tăng lao động là khá thấp và đặc biệt năm 2020, 2021 không những không làm tăng mà còn ngược lại do lao động giảm nên đã làm giảm tốc độ tăng GRDP.
2. Năng suất lao động của khối doanh nghiệp dựa trên kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh
Trong số 300 được khảo sát có 4 doanh nghiệp là doanh nghiệp Nhà nước, 248 doanh nghiệp thuộc thành phần doanh nghiệp ngoài Nhà nước (chiếm 83%), và 48 doanh nghiệp là doanh nghiệp liên doanh (chiếm 16%).
Tổng doanh thu trung bình giai đoạn 2016 - 2020 của 300 doanh nghiệp đạt gần 24,3 nghìn tỷ và tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình 19,8% trong khi đó tổng tài sản trung bình là hơn 24 nghìn tỷ.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, 300 doanh nghiệp có sự tăng trưởng về tài sản và doanh thu trong đó tốc độ tăng tài sản cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp tập trung vào đầu tư tài sản để đạt được các mục tiêu trong tương lai, tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tốc độ tăng doanh thu, tài sản cũng như lao động có xu hướng giảm trong giai đoạn 2019 - 2020.
Năng suất lao động trung bình trong giai đoạn 2016 - 2020 của các doanh nghiệp được khảo sát là 327 triệu đồng/lao động, tăng bình quân 9,77%/năm.
3. Tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất dựa trên số liệu điều tra doanh nghiệp
Với tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của các doanh nghiệp được khảo sát (2016 - 2020) là 9,77%/năm, tăng giá trị gia tăng do tiến bộ công nghệ 6,78%/năm, tiến bộ công nghệ ước tính đóng góp khoảng 69,4% vào tăng năng suất lao động.
Tuy nhiên, xu hướng có sự giảm dần theo thời gian. Các đầu tư đổi mới công nghệ triển khai mạnh ở giai đoạn trước và những năm đầu của giai đoạn này, sau đó, sự gia tăng ít hơn. Mặc dù vẫn có tiến bộ công nghệ nhưng tác động tới tăng trưởng của doanh nghiệp đang giảm dần.
Cũng qua kết quả ước lượng cho thấy, hiệu quả kỹ thuật bình quân đạt được khoảng 19,4% so với đường biên hoàn toàn hiệu quả (có nghĩa là với mức công nghệ hiện có, nếu các doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn hiệu quả thì lợi ích đạt được 100%). Nhiều doanh nghiệp cũng đạt được hiệu quả cao, nhưng phần lớn doanh nghiệp còn chưa hiệu quả. Ở mức công nghệ hiện tại, hiệu quả kỹ thuật thấp phản ánh các ngành chưa sử dụng công nghệ một cách hiệu quả, năng lực hấp thụ công nghệ còn yếu, chất lượng lao động chưa đạt yêu cầu, công tác quản lý còn nhiều lãng phí.
Một số hạn chế về hoạt động khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp:
- Trình độ công nghệ: Cảm nhận của doanh nghiệp về trình độ công nghệ hiện nay so với các nước ASEAN cho thấy, phần lớn đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình (57%).
- Doanh nghiệp trích lập quỹ KHCN: Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, các doanh nghiệp có trích lập quỹ KHCN rất hạn chế, chỉ chiếm 1%. Hầu hết doanh nghiệp không trích lập quỹ KHCN.
- Quan tâm đầu tư cho các hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo: việc quan tâm đầu tư cho các hoạt động đổi mới sáng tạo chưa cao. Khoảng 17% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo trong vòng 3 năm qua, 83% doanh nghiệp không có hoạt động đổi mới sáng tạo.
- Các vấn đề cải trở hoạt động đổi mới sáng tạo: các vấn đề chính được cho rằng cản trở các doanh nghiệp hoạt động đổi mới sáng tạo chi phí cho hoạt động đổi mới sáng tạo quá cao, thiếu nhân lực chuyên môn thực hiện đổi mới sáng tạo và các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước chưa thực sự hấp dẫn.
Tóm lại,Năng suất lao động chung của tỉnh Tây Ninh đang thấp hơn mặt bằng chung của toàn quốc, tốc độ tăng năng suất cũng chỉ đạt mức trung bình, vì vậy cải thiện năng suất lao động cần được tập trung trong giai đoạn tới để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.Tốc độ tăng TFP ở mức khá và đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tây Ninh 36,69% đạt được mục tiêu chung của giai đoạn 2016-2020, tuy nhiên mức đóng góp còn thấp hơn mức trung bình của toàn quốc (45,42%)./.
Chi cục TĐC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay3,521
  • Tháng hiện tại50,256
  • Tổng lượt truy cập2,910,998
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây