Những điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 sẽ thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo

Thứ tư - 15/03/2023 08:05 464 0

Ảnh minh hoạ - Nguồn: Legaltech

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2019 và sửa đổi bổ sung năm 2022 được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023. Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung số 07/2022/QH15 năm 2022 có nhiều điểm mới so với năm 2019 và được cho là tạo điều kiện thuận lợi cho bốn nhóm đối tượng sáng tạo mang tính kỹ thuật gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch bán dẫn và kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2022 lần đầu bổ sung quy định tổ chức khoa học công nghệ chủ trì có quyền đăng ký, trong đó quy định rõ về cơ chế báo cáo, quy trách nhiệm tổ chức nghiên cứu khoa học khai thác sáng chế cùng cơ chế phân chia lợi ích với các chủ thể có liên quan.
       Thứ hai, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2022 cho phép bên thứ ba phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trong thời hạn 9 tháng, 4 tháng, 5 tháng và 3 tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý tương ứng được công bố. Bên cạnh đó, Luật sửa đổi cũng bổ sung nhiều căn cứ pháp lý mới để phản đối đơn đăng ký sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cũng như căn cứ hủy bỏ hiệu lực bảo hộ với đối tượng sở hữu công nghiệp.
       Thứ ba, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2022 đưa sáng chế mật thành một chế định riêng, nhằm phân biệt giữa sáng chế và sáng chế mật để kiểm soát an ninh và phân định các đối tượng không phải là sáng chế mật.
       Thứ tư, Luật cũng bổ sung khái niệm tác giả và đồng tác giả và quy định không công nhận tư cách tác giả, đồng tác giả với những người hỗ trợ, góp ý hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm. Đồng thời đưa ra khái niệm “tiền bản quyền” áp dụng cho quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm cả tiền nhuận bút, tiền thù lao.
        Thứ năm, Luật sửa đổi định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng, bổ sung quy định thời điểm nhãn hiệu có trước bắt đầu nổi tiếng phải xảy ra trước ngày nộp đơn của nhãn hiệu xin đăng ký.
        Thứ sáu, lần đầu quy định về cơ chế quy trách nhiệm/miễn trách nhiệm pháp lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian (ISP) khi các doanh nghiệp này không biết nội dung thông tin số đó xâm phạm quyền tác giả và có hành động nhanh chóng gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy cập đến nội dung thông tin số đó khi biết nội dung đó xâm phạm quyền./.
          Thông tin chi tiết: Luật SHTTsố 07/2022/QH15
Phòng QLCN

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay554
  • Tháng hiện tại76,822
  • Tổng lượt truy cập2,831,944
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây