Cơ hội để Việt Nam bắt nhịp blockchain thế giới

Thứ sáu - 18/11/2022 07:48 2.191 0
Trong danh sách 200 doanh nghiệp top đầu thế giới về blockchain thì có hơn 10 là doanh nghiệp do người Việt Nam sáng lập và làm chủ.
Theo nghiên cứu của Chainalysis, công ty phân tích blockchain có trụ sở đặt tại New York, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 quốc gia đi đầu về blockchain. Từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022, các hoạt động giao dịch tài sản số ở Việt Nam về giá trị lên tới 112, 6 tỷ USD, vượt trên cả Singapore (101 tỷ USD). Trong đó, Việt Nam hiện có đến gần 6 triệu người sở hữu loại tài sản này.
Infinity Blockchain Labs và sứ mệnh đưa Việt Nam thành Quốc gia Blockchain

Thêm vào đó, trong vài năm vừa qua, ở Việt Nam đã phát sinh ra những doanh nghiệp blockchain được định giá hơn 1 tỷ USD (còn gọi là các công ty kỳ lân công nghệ. Trong danh sách 200 doanh nghiệp top đầu thế giới về blockchain thì có hơn 10 là doanh nghiệp do người Việt Nam sáng lập và làm chủ.
Ông Joshua Foo, Giám đốc khu vực Chainalysis nhận định, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số hành lang pháp lý cơ bản nhằm khuyến khích phát triển một loạt công nghệ đang là xu hướng của chuyển đổi số như trí tuệ nhân tạo (AI), Robot, Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây… và blockchain.
Giữa rất nhiều công nghệ tiềm năng, blockchain nổi lên trong những năm gần đây với bản chất là công nghệ lưu trữ dữ liệu phân tán, minh bạch, được xem là “chìa khóa” cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số khi có thể ứng dụng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, tiết kiệm nguồn nhân lực và cắt giảm những quy trình phức tạp.
Trong chuyển đổi số, tốc độ là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở này, ứng dụng blockchain vào quy trình vận hành doanh nghiệp góp phần thực hiện giao dịch tự động, đáng tin cậy và nhanh chóng.
Ông Mai Duy Quang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) cho rằng, cơ hội của Việt Nam trong việc tiếp cận và bắt nhịp với blockchain là vô cùng rõ rệt. Trên thực tế, Việt Nam hoàn toàn có thể "đi ngang", hay thậm chí đi trước xu thế toàn cầu. Theo ông Quang, cốt lõi của blockchain là công nghệ ứng dụng vào cuộc sống và hướng đến con người, nhưng nếu blockchain không cải thiện được hiệu suất, không mang đến giá trị thiết thực thì nên cân nhắc những giải pháp khác.
Blockchain không phải "cây đũa thần" có thể tác động vào hết các loại hình doanh nghiệp. Ứng dụng blockchain giúp công khai, minh bạch và khả năng lưu giữ không thể can thiệp có thể giúp doanh nghiệp tận dụng hết sức mạnh của công nghệ blockchain để gia tăng uy tin và quản trị; Song trong một số trường hợp sẽ làm tăng chi phí lưu trữ thông tin trên nhiều máy chủ. Do đó, muốn nói đến blockchain thì nên cân nhắc bài toán giá trị cho doanh nghiệp”, ông Quang phân tích.
Đại diện VINASA cũng cho rằng, với tốc độ phát triển công nghệ nhanh chóng trong kỷ nguyên số, Việt Nam cũng không thể không nắm bắt cơ hội khai phá tiềm năng blockchain. Còn ông Đỗ Văn Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vietnam Blockchain cho rằng, mỗi quốc gia có cách nhìn nhận khác nhau về tài sản kỹ thuật số sinh ra từ internet, từ blockchain. Nếu là tài sản thì phải bị đánh thuế theo sản phẩm.
Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam
Nếu là tiền tệ thì phải được quản lý bởi cơ quan tiền tệ quốc gia (Ngân hàng Nhà nước), nếu là tiện ích thì phải được điều chỉnh. Blockchain trong ngành ngân hàng chỉ là giá trị cộng thêm cho những giải pháp mà ngân hàng đang có chứ không thay thế hoàn toàn hệ thống hiện tại của ngân hàng. Thậm chí có thể thanh toán xuyên biên giới, nhưng máy chủ phải được đặt ở Việt Nam và giao dịch chuyển tiền bắt buộc phải thông qua Cổng thanh toán quốc gia, được Nhà nước cho phép.
Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho biết, Hiệp hội đang biên soạn Bộ Tiêu chuẩn dự án blockchain để đánh giá, chứng thực chất lượng sản phẩm blockchain. Mặc dù cho tới nay các ứng dụng sử dụng công nghệ blockchain đã bắt đầu phát triển nhưng trong nhiều lĩnh vực, công nghệ này vẫn còn sơ khai.
Với những tiềm năng mà Blockchain mang lại, ông Trung kỳ vọng trong thời gian tới blockchain sẽ tác động sâu rộng đến thế giới kinh doanh và ứng dụng trong nhiều ngành nghề như giáo dục, y tế, giải trí, logistics, fintech…
Ông Phan Đức Trung nhìn nhận, việc phát triển kinh tế số đã và đang được triển khai trên nhiều phương diện. Những chính sách, chủ trương trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số đã tạo động lực cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, mà ở đó blockchain là một trong những công nghệ trung tâm của quá trình chuyển đổi này..,
Nguồn: https://theleader.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay2,538
  • Tháng hiện tại58,037
  • Tổng lượt truy cập2,918,779
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây