Công nghệ giáo dục tại Việt Nam cất cánh thời hậu đại dịch

Thứ hai - 02/10/2023 15:06 276 0
Với việc huy động thành công 23 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C, ELSA đang trở thành startup gọi được vốn nhiều nhất tại thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam năm nay, bên cạnh những tên tuổi như: MindX, Teky, Clevai, hay Prep.
Startup dạy học tiếng Anh dựa trên trí tuệ nhân tạo - ELSA đã huy động được 23 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C do UOB Venture Management thuộc ngân hàng UOB, Singapore dẫn đầu. Bên cạnh đó, vòng gọi vốn còn có sự tham gia của Gradient Ventures - quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung vào AI do Google thành lập, SOSV và Monk’s Hill Ventures, cũng như các nhà đầu tư mới gồm Endeavour Catalyst và Globant Ventures.
Nhà sáng lập ELSA - Bà Văn Đinh Hồng Vũ
Vòng gọi vốn của ELSA diễn ra sau khi công ty huy động được 15 triệu USD từ năm 2021 trong vòng gọi vốn Series B do VI Group và nhà đầu tư quốc tế SIG đồng dẫn đầu. Như vậy, ELSA đã huy động được tổng cộng 60 triệu USD đến thời điểm hiện tại. Phía ELSA cho biết sẽ sử dụng nguồn vốn mới thúc đẩy việc mở rộng ELSA AI sang các thị trường quốc tế như: Đài Loan, Hàn Quốc, khu vực Trung Đông,… Đồng thời đẩy nhanh quan hệ đối tác với các tập đoàn và trường học ở các quốc gia như Nhật Bản.
Năm 2016, ELSA được thành lập như một giải pháp cải thiện những kỹ năng phát âm Tiếng Anh. Nhà sáng lập Elsa - Văn Đinh Hồng Vũ chia sẻ, ELSA là một ý tưởng được ấp ủ từ rất lâu xuất phát từ chính cuộc sống cá nhân trên đất Mỹ. Nói tiếng Anh không chuẩn sẽ gây cản trở cho bước đường thăng tiến trong công việc đối với những người không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ bản địa, đặc biệt đối với cộng đồng startup khi dấn thân ra quốc tế. 
Ứng dụng này sẽ nghe người học phát âm tiếng Anh, rồi đưa ra phản hồi tức thì về những lỗi sai và hướng dẫn chỉnh sửa lại theo chuẩn bản xứ. Đến nay, đã có hơn 50 triệu lượt tải ELSA trên toàn cầu, trong đó, tại Việt Nam có gần 10 triệu lượt tải.
Ứng dụng ELSA
Startup này được Forbes nhắc đến trong danh sách 4 công ty sử dụng trí tuệ nhân tạo thay đổi thế giới, và lọt vào top 5 các ứng dụng AI hàng đầu hiện nay sánh hàng cùng với Cortana của Microsoft và Google Allo của Google. Hiện tại, ELSA đã xây dựng thành công AI trong lĩnh vực nhận diện giọng nói (speech Recognition) với công nghệ học sâu (deep Learning) chính xác trên 95%.
Được ra mắt vào tháng 9/2023, ELSA AI là tính năng mới nhất của ứng dụng ELSA, cho phép người dùng luyện giao tiếp cùng AI trong mọi bối cảnh trong cuộc sống. ELSA AI có thể trò chuyện với người dùng mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, người dùng có thể lựa chọn các bối cảnh đối thoại được hệ thống đề xuất hoặc tự tạo ra bối cảnh mong muốn. ELSA AI giúp thay thế nhu cầu học với gia sư trực tiếp, mang đến trải nghiệm học tiếng Anh thật sự hấp dẫn.
Clarissa Loh - Giám đốc điều hành UOB Venture Management cho biết: “Chúng tôi tin rằng, trí tuệ nhân tạo sẽ mở ra con đường mới cho ngành giáo dục. Giải pháp luyện nói tiếng Anh bằng công nghệ AI được cá nhân hóa và giá cả phải chăng của ELSA hỗ trợ người dùng cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình, từ đó mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển”.
Nhà sáng lập Văn Đinh Hồng Vũ cũng tin rằng: “Trí tuệ nhân tạo sẽ là giải pháp thay thế hiệu quả cho nhu cầu về gia sư chất lượng cao. Đồng thời, ELSA AI sẽ trở thành tiêu chuẩn toàn cầu cho việc học nói tiếng Anh”.
Với việc huy động thành công 23 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C, ELSA đang trở thành startup gọi được vốn nhiều nhất tại thị trường edtech (công nghệ giáo dục) Việt Nam năm nay. Trước ELSA, startup Teky đã nhận vốn 5 triệu USD từ quỹ đầu tư Singapore. Startup dạy toán Clevai nhận vốn 4 triệu USD. Startup giáo dục MindX nhận vốn 15 triệu USD vòng Series B. Startup giáo dục Prep nhận vốn 1 triệu USD.
TEKY Academy
Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 44,3%, Việt Nam đang nằm trong top 10 thị trường giáo dục trực tuyến phát triển nhanh nhất toàn cầu. Theo báo cáo của Nextrans, trong giai đoạn 2019-2023, thị trường edtech của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khoảng 20,2% và có khả năng đạt giá trị 3 tỷ USD vào năm 2023. Thị trường công nghệ giáo dục của Việt Nam bắt đầu phát triển khi nhu cầu học trực tuyến của học sinh tăng nhanh. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của các công ty giáo dục trực tuyến có thể lên tới hơn 150%.

Từ năm 2021, các startup Edtech của Vietnam bắt đầu cất cánh, đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của phụ huynh và học sinh về các dịch vụ giáo dục sáng tạo, hiệu quả so với mô hình giáo dục truyền thống. Đây cũng là bước đệm vững chắc giúp Việt Nam chuẩn bị nguồn nhân lực cần thiết và duy trì sức hút với các tập đoàn nước ngoài trong 10 năm tới.
Năm ngoái, các công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục Việt Nam đã nhận được 8 khoản đầu tư với tổng số tiền là 46,8 triệu USD vào năm 2022. So với các năm trước, giá trị đầu tư năm 2022 thấp hơn mức đỉnh của năm 2021 (158 triệu USD) nhưng vẫn cao hơn so với năm 2020 và 2019./.
Nguồn: https://theleader.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay417
  • Tháng hiện tại15,822
  • Tổng lượt truy cập2,957,851
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây