Những Quy định mới về ghi nhãn hàng hóa

Thứ tư - 07/06/2017 03:00 129 0

Ngày 14/4/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về Nhãn hàng hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2017 để thay thế Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hàng hóa phải ghi nhãn cho hàng hóa, trừ một số hàng hóa như: Bất động sản; Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, tài sản di chuyển; Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người dùng; Hàng hóa đã qua sử dụng; Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa; Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, phế liệu không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng…

Nghị định 43/2017/NĐ-CP bao gồm 4 Chương, 25 Điều, trong đó dành 10 điều để quy định rõ những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa (từ Điều 10 đến Điều 19) và phải đáp ứng được tiêu chí nhận biết dễ dàng, đầy đủ các nội dung, thông tin như sau: 

1. Hàng hoá sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hoá.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.

2. Trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định.

3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.

4. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm; Xuất xứ và các nội dung khác theo tính chất mỗi loại hàng hóa.

Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa. Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.

Nghị định số 43/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2017. Theo đó, Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa ban hành ngày 30/8/2006 sẽ hết hiệu lực. Tuy nhiên, hàng hóa có nhãn đúng quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP đã được sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, sử dụng trước thời điểm Nghị định 43/2017/NĐ-CP có hiệu lực vẫn được tiếp tục lưu thông, sử dụng cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa đó. Đồng thời Nghị định 43/2017/NĐ-CP còn gia hạn đối với nhãn hàng hóa, bao bì thương phẩm gắn nhãn hàng hóa đúng quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP đã được sản xuất, in ấn trước thời điểm Nghị định 43/2017/NĐ-CP có hiệu lực được tiếp tục sử dụng, nhưng không quá 02 năm kể từ ngày Nghị định 43/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

Toàn văn Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ


Chi cục TĐC

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập65
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm47
  • Hôm nay7,136
  • Tháng hiện tại15,823
  • Tổng lượt truy cập2,239,015
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây