GoTyme muốn gia nhập thị trường ngân hàng số Việt Nam

Thứ tư - 24/04/2024 14:08 120 0
Nút thắt duy nhất của Tyme Group với thị trường Việt Nam lúc này có lẽ là những vấn đề liên quan tới yếu tố pháp lý và giấy phép hoạt động ngân hàng số.
Sau khi huy động thành công 78 triệu USD từ vòng gọi vốn Pre-Series C, Tyme Group - Một công ty cho vay kỹ thuật số của tỷ phú người Nam Phi Patrice Motsepe, đang có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam sớm nhất là vào đầu năm nay.
Ông Coen Jonker - CEO TymeBank
Chia sẻ với truyền thông, ông Coen Jonker - Nhà đồng sáng lập Tyme Group và CEO TymeBank đánh giá: Việt Nam là một trong những thị trường gần như lý tưởng cho một doanh nghiệp như chúng tôi, nền kinh tế trị giá 366 tỷ USD của Việt Nam còn non trẻ và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Do đó, ông coi đây là một cơ hội để Tyme Group mở rộng thị trường và phát triển kinh doanh.
Bên cạnh đó, vị lãnh đạo cho rằng thị trường Việt Nam đang thiếu những dịch vụ như ngân hàng số, nhất là khi các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh còn đang thiếu vốn hoặc khả năng tiếp cận nguồn vốn còn hạn chế.
Được biết, Việt Nam là quốc gia thứ hai trong khu vực mà Tyme Group lên kế hoạch cho sự hiện diện của mình. Trước đó, vào năm 2022, Tyme đã lần đầu ra mắt dịch vụ ngân hàng số tại một quốc gia Đông Nam Á khác là Philippines. Tại đây, doanh nghiệp này điều hành thương hiệu ngân hàng số GoTyme Bank được liên doanh với Tập đoàn Gokongwei địa phương.
Lãnh đạo Tyme Group cho biết, doanh nghiệp này đang phát triển với tốc độ 300.000 khách hàng mới mỗi tháng trên cả hai thị trường là Nam Phi và Philippines. Tại Philippines, các dịch vụ mà GoTyme cung cấp khá tương đồng mô hình ngân hàng số ở Việt Nam như: quản lý tài khoản ngân hàng, quản lý thẻ thanh toán, mở tiết kiệm… thông qua ứng dụng di động. Cùng với đó là những tiện ích đã quen thuộc với người dân Việt Nam như: các chi phí được tối ưu, chuyển khoản không mất phí, thanh toán thẻ mọi nơi…
Sản phẩm ngân hàng số GoTyme tại Philippines - Ảnh: GoTyme
Thực tế, Tyme Group đã hiện diện tại Việt Nam từ năm 2018, khi doanh nghiệp này mua lại Tech Hub, vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA). Sau đó, doanh nghiệp được đổi tên thành Tyme Việt Nam, chủ yếu phát triển công nghệ và sản phẩm thuộc Tyme Group, cụ thể là việc ra mắt sản phẩm ngân hàng số TymeBank tại Nam Phi. 
Theo nguồn tin từ TechInAsia, với đội ngũ hơn 300 kỹ sư công nghệ làm việc tại Tyme Việt Nam ở thời điểm hiện tại, cùng kinh nghiệm triển khai các sản phẩm ở Nam Phi và Philippines, Tyme Group sẽ có nhiều lợi thế khi ra mắt một ngân hàng số tại Việt Nam.
Nút thắt duy nhất của Tyme Group với thị trường Việt Nam lúc này có lẽ là những vấn đề liên quan tới yếu tố pháp lý và giấy phép hoạt động. Dễ thấy, hầu hết các mô hình ngân hàng số phổ biến tại Việt Nam đều được bảo chứng bởi một ngân hàng truyền thống. Như ngân hàng số Cake hợp tác cùng VPBank, LioBank kết hợp cùng OCB, Tnex được hậu thuẫn bởi MSB, hay Timo liên kết BVBank.
Mô hình ngân hàng số được các chuyên gia đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam khi có thể bù đắp vào khoảng trống giữa ứng dụng ngân hàng và ví điện tử/ứng dụng fintech.
Thị trường ngân hàng số Việt Nam đang ở giai đoạn rất cạnh tranh. Thực chất, sự cạnh tranh này có lợi cho người tiêu dùng, khi có thêm nhiều lựa chọn ngân hàng số, cũng như tiếp cận được các dịch vụ tài chính tiện ích với chi phí tốt nhất, ông Peter Murray - Trưởng bộ phận dịch vụ tài chính khu vực Đông Nam Á tại Amazon Web Services gợi ý.

Theo ông Peter Murray, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng số sẽ xoay quanh ba yếu tố chính. Yếu tố đầu tiên phải xác định rõ ràng tập khách hàng mục tiêu, là người nông dân hay người trẻ tuổi chưa có thẻ tín dụng, chưa có dịch vụ ngân hàng...
Yếu tố thứ hai là làm sao để đào tạo, giữ chân được các nhân tài trong công ty. Và yếu tố cuối cùng là hiệu suất làm việc, làm sao để tối ưu hóa các chi phí, đảm bảo hoạt động vận hành.
Việt Nam đang trở thành thị trường có tốc độ số hóa ngân hàng nhanh nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, theo McKinsey. Cụ thể, trong giai đoạn 2017 - 2021, tỷ lệ khách hàng cá nhân tích cực sử dụng ngân hàng số đã tăng 41%, đạt 82% ở năm 2021./.
Nguồn - https://theleader.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay4,777
  • Tháng hiện tại76,181
  • Tổng lượt truy cập2,831,303
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây