Mô hình ươm giống ớt trong nhà lưới cho hiệu quả cao

Thứ sáu - 28/07/2017 17:00 226 0

Được công nhận nhãn hiệu hàng hóa năm 2011, ớt trở thành một sản phẩm đặc thù của huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

6.png

Để tiếp tục duy trì và phát triển bền vững nhãn hiệu "Ớt Thanh Bình" đạt tiêu chuẩn VietGAP năm 2020, huyện đang tổ chức sản xuất ớt theo quy chuẩn sạch ngay từ nguồn giống, xây dựng mô hình nhân giống ớt trong nhà lưới.

Thực hiện mô hình ươm giống ớt trong nhà lưới với số lượng 800.000 cây giống trên diện tích hơn 1.000 m2 vào năm 2015, Hợp tác xã nông nghiệp Tân Bình, huyện Thanh Bình được xem là một trong những đơn vị tiên phong trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giống nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Ông Phan Công Chính, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tân Bình nói, qua 2 năm triển khai, nhu cầu giống ớt sạch và đảm bảo chất lượng ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Hiện tại, Hợp tác xã đã cung cấp cho nguồn giống cho các xã trong huyện và các huyện lân cận như Tam Nông, huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh,... với giá dao động từ 350 - 400 đồng/cây.

Trong những tháng cuối năm 2017, hợp tác xã Tân Bình tiến hành mở rộng diện tích nhà lưới thêm 800 m2 nhằm đủ điều kiện ươm 2 triệu cây giống (gấp 2,5 lần năm 2015) để phục vụ nhu cầu cho người trồng ớt.

Ông Chính cho biết, do được ươm trong nhà lưới và được trồng cách ly mặt đất từ 0,7 - 0,8 m nên bọ trĩ và các loại sâu bệnh khác không thể xâm nhập gây bệnh cho ớt giống. Ngoài ra, khoảng cách giữa các cây giống luôn được đảm bảo cho khả năng sinh trưởng hợp lý, kèm theo đó, nhiệt độ trong trong lưới luôn cao hơn thực tế từ 3 - 5 độ C nên khả năng chống chịu rất cao. Từ đó, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Ba, Trường Đại học Cần Thơ, trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, việc nông dân tự sản xuất cây giống theo tập quán, truyền thống sẽ có nhiều nguy cơ không an toàn như khả năng sinh trưởng kém, tỷ lệ hao hụt nhiều, chất lượng cây trồng không đảm bảo và nguy cơ sâu bệnh tấn công rất cao. Vì thế điều cần thiết hiện nay là phải thay đổi kiểu sản xuất truyền thống, hướng dẫn người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào canh tác.

Bà Phạm Thị Kim Quyên, Trưởng Trạm bảo vệ thực vật huyện Thanh Bình cho biết, toàn huyện Thanh Bình có hơn 1.100 ha trồng ớt, nhu cầu sử dụng ớt giống mỗi năm là hơn 5,6 triệu cây con.

Tuy nhiên, huyện Thanh Bình chỉ có 2 đơn vị cung cấp cây giống sạch là Hợp tác xã nông nghiệp Tân Bình và Công ty Cổ phần nông trại sinh thái Ecofarm. Số lượng ớt giống từ các đơn vị này chỉ chiếm khoảng 20 - 30% nhu cầu của người dân, phần còn lại do người dân tự gieo trồng theo phương pháp truyền thống.

Bên cạnh việc khuyến khích người dân nên lựa chọn nguồn giống sạch, Trưởng Trạm bảo vệ thực vật huyện Thanh Bình khuyến cáo, người dân nên hạn chế trồng quá dày, cần luân phiên cây trồng khác họ để tăng độ phì nhiêu của đất, đồng thời nên sử dụng phân hữu cơ thay thế cho phân bón hóa học, nhằm đảm bảo chu trình sản xuất theo hướng an toàn cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Theo Bnews

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay338
  • Tháng hiện tại3,182
  • Tổng lượt truy cập2,758,304
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây