Ứng dụng công nghệ thông tin cho cây lúa

Thứ hai - 13/03/2017 17:00 244 0

Phần mềm "Quản lý cây lúa" (RCM) được gọi đơn giản là "Một chạm năm biết" là phần mềm lập trình sẵn những câu hỏi để phỏng vấn nông dân về các thông tin trong sản xuất.

Nông dân chỉ cần sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh (smart phone) để truy cập vào phần mềm, chọn những thông tin mà nông dân khai báo (1 chạm), sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra bản in khuyến cáo về 5 khâu (5 biết) trong sản xuất gồm: lượng giống gieo sạ, phân bón, không phun thuốc sâu trước 30 ngày, quản lý nước và dự kiến lượng khí thải nhà kính thải ra/vụ. Từ đó giúp nông dân chủ động các khâu sản xuất trên chính mảnh đất của mình.

Đồng Tháp là một trong 3 tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cùng với Hậu Giang và Bạc Liêu được chuyển giao phần mềm từ Viện lúa IRRI, triển khai thực hiện mô hình "Thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất lúa với mục đích xây dựng và hoàn chỉnh phần mềm RCM".Tháng 5/2015, chuyên gia Viện lúa IRRI kết hợp với Viện lúa ĐBSCL và Trung tâm khuyến nông Đồng Tháp tổ chức tập huấn chuyển giao phần mềm cho cán bộ kỹ thuật của Trung tâm khuyến nông, Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật. Sau đó, tiến hành phỏng vấn chạy phần mềm và các chuyên gia chọn nông dân tại xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò thực hiện mô hình thí điểm.

Mô hình được thực hiện từ vụ thu đông năm 2015 đến vụ thu đông năm 2016 (4 vụ) với quy mô 5 ha/5 hộ/vụ tại xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp với sự phối hợp của Viện lúa ĐBSCL, Trung tâm khuyến nông Đồng Tháp và các chuyên gia của Viện lúa IRRI. Mỗi vụ, trước khi xuống giống, tiến hành phỏng vấn chạy phần mềm để đưa ra bản in khuyến cáo cụ thể cho các hộ nông dân thực hiện.

Kết quả mô hình thực hiện theo bản in, nông dân thay đổi tập quán canh tác, áp dụng sạ thưa giảm lượng giống từ 50 - 100 kg/ha, giảm lượng phân bón, đặc biệt là phân đạm, giảm 1 - 2 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng quản lý nước theo quy trình tưới ngập khô xen kẽ. Ngoài ra, bản in còn dự kiến lượng khí phát thải CH4, N2O và CO2 thải ra/vụ để nông dân hiểu rõ và ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.

Thực hiện theo bản in khuyến cáo, năng suất thu được giữa mô hình và ruộng truyền thống tương đương nhau qua các vụ từ 6,1 - 7,6 tấn/ha, nhưng chi phí và giá thành sản xuất lại thấp hơn so với truyền thống nên lợi nhuận của mô hình cao hơn từ 1,2 - 2 triệu đồng/ha.

Canh tác theo phần mềm bước đầu cho thấy hiệu quả, giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và gia tăng hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh đó, nông dân tham gia nhiệt tình, nêu cao tinh thần học hỏi, thực hiện đúng theo bản in đã góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa, đồng thời việc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã góp phần giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường hướng tới phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Nguyễn Thị Kim Hương (Trung tâm khuyến nông Đồng Tháp)

Nguồn tin: Khoa Học Phổ Thông

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay738
  • Tháng hiện tại51,835
  • Tổng lượt truy cập2,912,577
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây