Trang trại nấm mối ở Gò Dầu

Thứ ba - 16/10/2018 23:00 118 0

Nông trại Quê Hương sản xuất phôi và trồng nấm mối của gia đình ông Lê Thanh Liêm toạ lạc tại ấp Bến Mương, xã Thạnh Ðức, huyện Gò Dầu. Từ trước đến nay, tôi chỉ biết nấm mối mọc tự nhiên ngoài đồng vào mùa mưa mà chưa thấy ai trồng nấm mối bao giờ. Lần đầu tiên được chứng kiến một trại trồng nấm mối đen có quy mô lớn nên tôi rất ngạc nhiên. Càng ngạc nhiên hơn, khi biết nông trại không chỉ trồng nấm mối, mà thực hiện cả quy trình khép kín từ làm meo, sản xuất phôi nấm, bán phôi nấm, hướng dẫn cách trồng và thu mua lại sản phẩm nấm mối.

1.png

     Ông Liêm (sinh năm 1947) cho biết, gia đình ông có 1 ha ruộng. Trước kia, ông chỉ làm ruộng nhưng thấy thu nhập thấp nên ông làm thêm nghề mua bán mủ cao su. Ông có cô con gái đang ở thành phố Hồ Chí Minh khá am hiểu cách làm phôi và trồng các loại nấm theo khoa học hiện đại, trong đó có nấm mối. Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ nấm mối trên thị trường rất cao, nên cuối năm 2016, gia đình ông Liêm quyết định đầu tư nông trại sản xuất phôi và trồng nấm mối Quê Hương.

     Sau hơn một năm đầu tư xây dựng cơ sở, đến tháng 4.2018, nông trại của gia đình ông Liêm đã có phôi nấm mối bán cho khách hàng ở nhiều nơi ngoài tỉnh. Từ đó đến nay, mỗi tháng, nông trại bán được từ 20.000 đến 25.000 bịch phôi nấm nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó, sắp tới, ông Liêm sẽ mở rộng quy mô nông trại, nâng số phôi sản xuất mỗi tháng lên khoảng 50.000 bịch.

      Khách hàng mua phôi về nuôi trồng trong nhà kín từ 20 đến 25 ngày thì bắt đầu thu hoạch nấm. Sau 3 tháng thu hoạch, bình quân mỗi bịch phôi cho được 170g nấm mối. Nông trại thu mua sản phẩm nấm mối của người trồng theo hợp đồng với giá 190.000 đồng/kg.

      Hiện nông trại đang trồng 6.000 phôi và bắt đầu thu hoạch nấm từ hai tháng nay. Bình quân mỗi ngày gia đình ông Liêm thu hoạch trên 10kg nấm. Trồng nấm mối không cần mặt bằng rộng, phù hợp với những gia đình có diện tích đất sản xuất nhỏ hẹp.

      Tuy nhiên, việc xây dựng nhà trồng nấm mối phải bảo đảm đúng kỹ thuật, phải có lưới chống côn trùng xâm nhập; phải bảo đảm độ ẩm, nước sạch, nhiệt độ phù hợp... Hiện nay, nông trại Quê Hương góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động, với mức thu nhập  từ 6 đến 7,5 triệu đồng/người/tháng.

      Không chỉ là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình sản xuất mới, nâng cao thu nhập gia đình và góp phần tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn, ông Lê Thanh Liêm còn rất nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội. Ông là Tổ trưởng Tổ hội Nông dân số 1 và là Tổ trưởng tổ dân cư tự quản số 2, ấp Bến Mương.

      Những năm qua, ông nhiệt tình đóng góp cho các cuộc vận động, các phong trào do ngành chức năng và chính quyền địa phương phát động, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới. Ông còn tích cực đóng góp và vận động người dân trong tổ dân cư tự quản cùng đóng góp sửa chữa, nâng cấp đường làng ngõ xóm.

Nguồn: Báo Tây Ninh online

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay808
  • Tháng hiện tại55,735
  • Tổng lượt truy cập2,997,764
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây