Đo lường hệ sinh thái khởi nghiệp: vòng đời hệ sinh thái

Thứ bảy - 10/07/2021 23:00 145 0
Startup Genome là tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách hàng đầu thế giới nhằm thúc đẩy sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp. Startup Genome đã có hơn một thập kỷ nghiên cứu độc lập với dữ liệu về hơn một triệu doanh nghiệp trên 150 thành phố, hợp tác với hơn 300 tổ chức đối tác. Được coi là khoa học mới về đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp, các khuôn khổ và phương pháp luận của Startup Genome đã chỉ ra những lỗ hổng chính trong hệ sinh thái khởi nghiệp, từ đó ưu tiên các hành động cần thực hiện để giải quyết chúng.
Tại sao cần quan tâm đến việc đo lường hệ sinh thái

Động lực chính để Startup Genome thực hiện Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu là để trả lời cho 3 câu hỏi chính mà các nhà sáng lập, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu đặt ra:

* Những hệ sinh thái nào hoạt động hiệu quả nhất trên thế giới? Hay nói cách khác, nơi nào các doanh nghiệp khởi nghiệp ở giai đoạn đầu có cơ hội tốt nhất để thành công trên phạm vi toàn cầu?

* Tại sao một số hệ sinh thái phát triển trong khi những hệ sinh thái khác lại tụt hậu?

* Làm thế nào để các hệ sinh thái có thể tăng hội chiến thắng trong cuộc cách mạng khởi nghiệp toàn cầu?

Kể từ năm 2011, Startup Genome đã hệ thống hóa các yếu tố thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp để nhiều chính phủ và doanh nghiệp hơn có cơ hội tạo ra và nắm bắt những giá trị do cuộc cách mạng khởi nghiệp toàn cầu đem lại. Năm 2020, Startup Genome đánh giá hơn 270 hệ sinh thái trên hơn 100 quốc gia để xếp hạng 40 hệ sinh thái hàng đầu trên toàn cầu và đưa ra bảng xếp hạng 100 hệ sinh thái mới nổi hàng đầu. Khung đánh giá hệ sinh thái của Startup Genome có thể giúp trả lời cho nhiều câu hỏi chiến lược (Hình 1) như:

Đối với các nhà sáng lập và giám đốc điều hành doanh nghiệp khởi nghiệp:

* Tôi nên thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ của mình ở đâu để tối đa hóa cơ hội thành công?

* Tôi nên mở văn phòng thứ hai ở đâu?

* Nơi nào tôi có thể kiếm được nhiều tiền nhất từ các khoản đầu tư?

Đối với nhà đầu tư:

* Nơi nào các doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng huy động vốn tốt nhất?

* Hệ sinh thái nào có các nhà đầu tư địa phương có kinh nghiệm mà tôi có thể được hưởng lợi?

Đối với các nhà hoạch định chính sách:

* Tôi nên thay đổi các chính sách địa phương như thế nào để hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp trong cuộc khủng hoảng COVID-19 hiện nay?

* Tôi nên đo lường tiến bộ của hệ sinh thái khởi nghiệp như thế nào?

* Những khoảng trống lớn nhất trong nền kinh tế khởi nghiệp mà tôi nên tập trung giải quyết trước tiên là gì?

HST2.png

Hình 1. Xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp của Singapore trong Bảng xếp hạng của Startup Genome

Vòng đời của hệ sinh thái khởi nghiệp

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khởi nghiệp toàn cầu, ngày càng nhiều chính phủ khu vực và quốc gia đang đầu tư để cố gắng đẩy nhanh tốc độ phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp của họ. Startup Genome đã phát triển khoa học về hệ sinh thái khởi nghiệp và sử dụng nó để tư vấn cho hơn 40 chính phủ nhằm nâng cao  khả năng thành công cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Các nhà hoạch định chính sách cần ưu tiên những gì để có được tác động tối đa lên hệ sinh  thái khởi nghiệp? Trong những năm qua, nghiên cứu mở rộng và dữ liệu từ các cuộc khảo sát toàn cầu của Startup Genome với gần 100.000 nhà sáng lập trên hơn 30 quốc gia là cơ sở để xây dựng Mô hình Vòng đời Hệ sinh thái. Mô hình này giúp các chính phủ đo lường một cách khách quan hệ sinh thái của họ đang ở đâu, ưu tiên các khoảng trống nào và xác định các kế hoạch hành động tập trung các nguồn lực chính sách và chương trình vào đúng vấn đề vào đúng thời điểm nhằm tối đa hóa tác động thay vì phân tán các nguồn lực hạn chế.

HST1.jpg

Hình 2. Vòng đời của hệ sinh thái khởi nghiệp

Các giai đoạn của hệ sinh thái khởi nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có các đặc điểm, thách thức và mục tiêu khác nhau (Hình 2).

1. Giai đoạn kích hoạt (Activation phase)

a. Đặc trưng:

- Kinh nghiệm của doanh nghiệp khởi nghiệp hạn chế (bí quyết của nhà sáng lập, các nhà đầu tư, tư vấn và cố vấn có kinh nghiệm, và các hành vi cộng đồng hỗ trợ thành công cho thành công của doanh nghiệp).

- Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp: tối đa 100 doanh nghiệp

- Những thách thức: kinh nghiệm hạn chế và rò rỉ tài nguyên khiến hệ sinh thái khó phát triển

b. Mục tiêu: Tập trung vào việc tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp và tài trợ giai đoạn đầu. Kích hoạt những người có đầu óc kinh doanh và phát triển một cộng đồng địa phương kết nối hơn để giúp đỡ lẫn nhau. Chọn một hoặc hai phân ngành khởi nghiệp (ví dụ: công nghệ nông nghiệp) dựa trên những thế mạnh kinh tế địa phương và phát triển các chương trình tập trung để đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ sinh thái và phát triển các lĩnh vực thành công dẫn đến tỷ lệ các doanh nghiệp khởi nghiệp thoái vốn đáng kể.

2. Giai đoạn toàn cầu hóa (Globalization Phase)

a. Đặc trưng:

- Kinh nghiệm của doanh nghiệp khởi nghiệp tăng lên dẫn đến việc một loạt các doanh nghiệp thoái vốn và được định giá ấn tượng trong khu vực, thường trên 100 triệu USD (cao hơn ở các quốc gia hàng đầu)

- Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp: từ 800 - 1200 doanh nghiệp (tùy thuộc vào dân số)

- Thu hút nguồn lực quốc gia (hoặc khu vực) (doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nhân, nhân tài, nhà đầu tư) từ các hệ sinh thái giai đoạn trước, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng rò rỉ tài nguyên sang các hệ sinh thái hàng đầu trên toàn cầu

b. Mục tiêu: Tập trung vào việc tăng cường khả năng kết nối toàn cầu với những nhà sáng lập của các hệ sinh thái hàng đầu, Yếu tố thành công xác định tiềm năng mở rộng quy mô của hệ sinh thái và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp tăng khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu ban đầu, giúp nhận ra tiềm năng mở rộng quy mô của hệ sinh thái. Khẩn trương giải quyết những khoảng trống trong các Yếu tố thành công.

3. Giai đoạn thu hút (Attaction phase)

a. Đặc trưng:

- Thường có hơn 2000 doanh nghiệp khởi nghiệp (tùy thuộc vào dân số)

- Một loạt các doanh nghiệp khởi nghiệp thoái vốn ấn tượng trên toàn cầu, thường là những kỳ lân và đạt trên 1 tỷ USD (cao hơn ở các quốc gia hàng đầu).

- Các doanh nghiệp khởi nghiệp thoái vốn và được định giá tỷ đô tạo ra sự thu hút nguồn lực toàn cầu.

- Còn rất ít khoảng trống trong các Yếu tố thành công

b. Mục tiêu: Thu hút nguồn lực toàn cầu để mở rộng đáng kể quy mô của hệ sinh thái và xóa bỏ những khoảng cách còn lại, xóa bỏ các rào cản đối với nhập cư và thu hút thông qua các chương trình chính sách được thiết kế tốt.

4. Giai đoạn hội nhập (Intergration phase)

a. Đặc trưng:

- Hơn 3000 doanh nghiệp khởi nghiệp

Thu hút nguồn lực toàn cầu tạo ra mức độ kết nối toàn cầu cao và bền vững và dòng tri thức chảy vào hệ sinh thái giúp duy trì bền vững các doanh nghiệp khởi nghiệp tích hợp vào cấu trúc tri thức toàn cầu và có thể tạo ra các mô hình kinh doanh tiên tiến và các kỹ năng cần thiết để đạt được mức độ tiếp cận thị trường toàn cầu cao.

b. Mục tiêu: Tích hợp hệ sinh thái trong phạm vi các dòng tài nguyên và tri thức toàn cầu, quốc gia và địa phương trong và ngoài hệ sinh thái khởi nghiệp, tối ưu hóa luật pháp và chính sách để duy trì năng lực cạnh tranh và tăng trưởng, đồng thời lan tỏa lợi ích (ví dụ: văn hóa, nguồn năng lực cạnh tranh, vốn, đổi mới) đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế và các cấu phần khác của quốc gia./.

Các yếu tố vòng đời của hệ sinh thái

Kết hợp với một số thước đo từ mô hình yếu tố thành công của Startup Genome, các yếu tố Vòng đời Hệ sinh thái đo lường các khía cạnh khác nhau của hệ sinh thái khởi nghiệp. Những yếu tố này cho phép xác định giai đoạn phát triển hiện tại của hệ sinh thái: Kích hoạt, Toàn cầu hóa, Thu hút hay Tích hợp.

Thu hút nguồn lực: nắm bắt mức độ mà các doanh nhân khởi nghiệp chuyển đến một hệ sinh thái để thành lập một doanh nghiệp khởi nghiệp và có bao nhiêu doanh nghiệp khởi nghiệp tái định vị tại một hệ sinh thái. Việc tăng cường thu hút tài nguyên ở cấp quốc gia và toàn cầu là yếu tố quan trọng quyết định đến tốc độ phát triển của hệ sinh thái.

Rò rỉ doanh nghiệp khởi nghiệp: đo lường tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp khởi nghiệp rời khỏi một hệ sinh thái. Điểm số thấp ở chỉ số rò rỉ doanh nghiệp khởi nghiệp cho thấy rằng ít doanh nghiệp khởi nghiệp đã rời bỏ hệ sinh thái đó để chuyển sang hệ sinh thái khác.

Thoái vốn và định giá doanh nghiệp khởi nghiệp: là những lần thoái vốn ấn tượng và định giá cao doanh nghiệp khởi nghiệp bên ngoài giúp tăng mạnh khả năng thu hút tài nguyên, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái và hệ sinh thái chuyển sang giai đoạn tiếp theo của vòng đời.

 

Nguyễn Lê Hằng (Global Startup Ecosystem Report 2020)

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay169
  • Tháng hiện tại44,901
  • Tổng lượt truy cập2,713,408
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây