Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là động lực quan trọng phát triển nhanh và bền vững

Thứ tư - 24/04/2024 14:13 263 0
“Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo một cách tổng thể, toàn diện, hướng tới Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo khu vực và thế giới, với môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, cởi mở; hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng được ấm no, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, bản sắc, tinh thần con người Việt Nam”,
Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo một cách tổng thể, toàn diện, hướng tới Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo khu vực và thế giới, với môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, cởi mở; hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng được ấm no, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, bản sắc, tinh thần con người Việt Nam”, là thông điệp của Chính phủ về tinh thần khởi nghiệp được truyền tải tới cộng đồng khởi nghiệp trong năm qua.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo sẽ tạo dựng giá trị trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Đây là chìa khóa mở ra cánh cửa phát triển đột phá cho doanh nghiệp và là động lực quan trọng phát triển nhanh, bền vững của các quốc gia, nhất là trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Theo Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (Global Innovation Index - GII 2023), Việt Nam có sự cải thiện khi tăng 2 hạng, từ vị trí 48 lên 46 trên 132 quốc gia, nền kinh tế về đổi mới sáng tạo toàn cầu, đồng thời, đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN và nằm trong top dẫn đầu của các nền kinh tế đang phát triển.
Đánh giá về trình độ phát triển tương quan giữa các khu vực của Việt Nam, hiện nay, đầu tàu của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vẫn là Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Thống kê số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, Hà Nội chiếm khoảng 40%, TP. HCM chiếm khoảng 46%, Đà Nẵng khoảng 8%, còn lại là rải rác ở các tỉnh, thành phố khác.
Ngoài ra, TP. HCM cũng đứng trong nhóm 81 - 90 thuộc “Top 100” thị trường startup mới nổi của toàn cầu (theo Báo cáo Hệ sinh thái Khởi nghiệp Toàn cầu của Startup Genome). Ngày 24/6/2023, Quốc hội đã phê duyệt Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM, với các chính sách ưu đãi về thuế, chính sách thử nghiệm sản phẩm mới và các khoản tài trợ không hoàn lại từ ngân sách nhà nước cho hoạt đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Chính sách này nhận được sự ủng hộ và kỳ vọng rất lớn của cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo sẽ tạo sự đột phá cho môi trường khởi nghiệp của Việt Nam.
Với thứ hạng trên, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) đã ghi nhận Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về Đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua, đồng thời, là 1 trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp. Đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn giữ được mức phát triển tương đối tốt so với khu vực ASEAN với 56 dự án, tổng vốn đầu tư gần 500 triệu USD trong 06 tháng đầu năm 2023. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có tổng cộng 4 Kỳ Lân công nghệ được định giá trên 1 tỷ USD bao gồm: VNG, VNLife, MoMo, Sky Mavis. Trong đó VNG và Sky Mavis là những cái tên nổi bật trong mảng game trực tuyến.
Việt Nam hiện có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp; trên 140 trường đại học, viện nghiên cứu tổ chức hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với các vườn ươm, trung tâm, câu lạc bộ hỗ trợ khởi nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn, kiều bào ở nước ngoài đã tích cực tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo có bước phát triển mạnh mẽ, định hình hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) được khánh thành tại Hòa Lạc, Hà Nội và đã thu hút 41 quỹ đầu tư cam kết đầu tư 1,5 tỷ USD trong 3 năm 2023-2025.
Tuy đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, nhưng do xuất phát điểm chậm hơn nên hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn có khoảng cách so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, chưa tương xứng với tiềm năng, trí tuệ, năng lực của con người Việt Nam. Mặt khác, cũng như tình trạng chung của khu vực và thế giới, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn “mùa đông gọi vốn”, các nhà đầu tư quốc tế ngày càng thận trọng hơn, đa dạng hóa danh mục đầu tư, quản lý rủi ro chặt chẽ hơn. Vì vậy, để công cuộc khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển hiệu quả, thực chất đòi hỏi Việt Nam phải có chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm.
Quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nguồn lực của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo” là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Techfest - Whise 2023.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Techfest - Whise 2023
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến 05 giải pháp cần tập trung, bao gồm: đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhận thức, hành động; triển khai khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo một cách khoa học, bài bản và có trọng tâm, trọng điểm; phát huy tính chủ động, sáng tạo, huy động mọi nguồn lực,sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp; xây dựng văn hóa và tinh thần khởi nghiệp cho thế hệ trẻ; xác định khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, cả hệ thống chính trị, của toàn dân.
Hoạt động khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam ngày càng thu hút các nhà đầu tư quốc tế và trong khu vực, vì vậy, Việt Nam đang được kỳ vọng là điểm đến hấp dẫn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực và thế giới và cũng địa điểm hấp dẫn cho thử nghiệm các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo hay mô hình kinh doanh.
Cũng tại chương trình Dấu ấn Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và Tuần lễ đổi mới sáng tạo khởi nghiệp TP. HCM 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kêu gọi các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đóng góp tích cực vào sự nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam, tạo nên những “kỳ lân” tầm cỡ khu vực và thế giới. 04 lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chính cần được tập trung ưu tiên trước mắt bao gồm: công nghệ thông tin, an ninh mạng, dịch vụ kỹ thuật số; công nghệ y tế, giáo dục; công nghệ môi trường và năng lượng; nông nghiệp công nghệ cao./.
Trích Bản tin khởi nghiệp ĐMST số 05/2024, Tr 2-3; https://vista.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 40 trong 8 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 8 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập32
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay2,764
  • Tháng hiện tại54,633
  • Tổng lượt truy cập2,996,662
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây