Cơ hội cho các startup phát triển dự án về năng lượng sạch

Thứ sáu - 23/09/2022 08:58 176 0
Việt Nam đang gia tăng mạnh về nhu cầu năng lượng nhưng cũng đứng trước vấn đề cấp bách về ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu. Do đó, các nguồn năng lượng sạch và tái tạo đang ngày càng trở nên cần thiết. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các startup phát triển những dự án, sáng kiến về năng lượng sạch.
Theo Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, cần phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng, ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch. Nghị quyết cũng xác định mục tiêu cụ thể, tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045. Đây là cơ hội cho các startup ứng dụng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở, phát triển những dự án, giải pháp về năng lượng sạch.
Nằm trong khuôn khổ dự án “An ninh Năng lượng Đô thị” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, cuộc gặp gỡ Đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở trong ngành năng lượng sạch vừa diễn ra tại TP.HCM có sự tham gia của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp, công ty khởi nghiệp, vườn ươm và nhiều tổ chức quan tâm đến các giải pháp năng lượng phân tán.

Ông Huỳnh Kim Tước - CEO Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (SiHUB) gợi mở cơ hội phát triển những giải pháp về năng lượng sạch cho các startup
Chia sẻ về cơ hội phát triển những giải pháp về năng lượng sạch, ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Saigon Innovation Hub - SiHUB) chia sẻ: “Thời gian qua, Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ về điện mặt trời nhưng gần đây ngưng điện mặt trời là do mạng lưới hạ tầng điện đang bội thực. Đó là cơ hội cho những người làm ĐMST giải quyết... Có những ngành nghề kinh tế, lãng phí năng lượng chiếm 30-40%, thậm chí đến 70%. Cơ hội tiết kiệm năng lượng trong các lĩnh vực là rất lớn. Do đó, các startup có thể quan tâm, sáng tạo những giải pháp cắt giảm năng lượng, tập trung ở hai giải pháp quản trị và công nghệ”.
Trong khuôn khổ sự kiện, các chuyên gia ở hai lĩnh vực năng lượng và ĐMST đã thảo luận về hệ sinh thái khởi nghiệp năng lượng sạch. Bà Võ Phương Quỳnh - Giám đốc Chương trình Zone Startup Vietnam cho biết: “ĐMST mở trong lĩnh vực năng lượng sạch được nhiều vườn ươm, chương trình tăng tốc khởi nghiệp quan tâm, như một hướng mới, ngách mới khi Việt Nam có nhiều chuyển biến. Với vai trò là nhà đầu tư, chúng tôi cũng đang tìm kiếm nhưng rất khó kiếm được những công ty nhất là startup về năng lượng sạch ở Việt Nam”.
Các chuyên gia ở hai lĩnh vực năng lượng và ĐMST thảo luận về hệ sinh thái
khởi nghiệp năng lượng sạch
Trong khi đó, ở góc nhìn về hệ sinh thái ĐMST, ông Phạm Đức Nam Trung - CFO Dat Bike chia sẻ: “Các startup trong hệ sinh thái về năng lượng có hai nhóm chính, một là giải pháp về software (phần mềm), vốn quen thuộc ở Việt Nam, được hỗ trợ, đầu tư nhiều hơn. Thứ hai là nhóm về hardware (phần cứng) khó hơn, ít được sự đầu tư phát triển, hỗ trợ. Tôi thấy có sự lệch pha khi các startup thiên về dịch vụ, sản phẩm, B2B đang được chú trọng, dành nhiều hơn nguồn nhân lực cũng như các hỗ trợ đi kèm. Còn nhóm về hardware rất khó để tìm nguồn đầu tư, hỗ trợ vì cần vốn lớn, thời gian chờ đợi khá lâu. Gần đây, tôi mới thấy có sự chuyển biến khi nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn, có những chương trình được thiết kế dành riêng cho startup về hardware, phần lớn để giải quyết các vấn đề môi trường”.
ĐMST trong lĩnh vực năng lượng sạch đòi hỏi sự đầu tư lớn, hỗ trợ từ chính phủ và các bên liên quan khác trong hệ sinh thái. Trả lời cho câu hỏi: “Hiện có những chương trình, tổ chức nào hỗ trợ startup về Hardware?”, sự kiện đã giới thiệu chương trình The Exchange. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án An ninh năng lượng đô thị Việt Nam do USAID tài trợ nhằm thúc đẩy ĐMST. Chương trình hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp, tập đoàn và các công ty khởi nghiệp năng lượng sáng tạo tại Việt Nam thông qua việc thí điểm và thương mại hoá sản phẩm.
Sau gần 7 tháng thực hiện, chương trình The Exchange 1 đã kết nối được 5 đối tác doanh nghiệp, với 5 thử thách để 7 startups tham gia giải quyết. Đại diện chương trình kỳ vọng các đề xuất thí điểm sẽ có cơ hội được thực hiện, nếu phù hợp có thể nhận được sự hỗ trợ từ Quỹ thách thức ĐMST để triển khai tại TP.HCM và Đà Nẵng.
Sự kiện gặp gỡ ĐMST mở trong ngành năng lượng sạch cũng khởi động chương trình The Exchange 2, dự kiến kéo dài đến tháng 9/2022, hướng tới mục tiêu tổng thể: “Kết nối được 15 công ty cùng 18 startups và 15 giải pháp thí điểm tại TP.HCM và Đà Nẵng”. Đây là cơ hội cho các startup với sự đồng hành, hỗ trợ của USAID, thực hiện các giải pháp sáng tạo giúp giải quyết những vấn đề về năng lượng và môi trường đô thị ở TP.HCM và Việt Nam nói chung./.
Nguồn: https://doanhnhansaigon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay581
  • Tháng hiện tại57,173
  • Tổng lượt truy cập2,999,202
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây