Khởi nghiệp xanh, phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu

Thứ hai - 06/05/2024 13:55 44 0

 Tận dụng giá trị thiên nhiên, chú trọng phát triển tài nguyên bản địa, lồng ghép yếu tố xanh... là cách các dự án khởi nghiệp xanh đang vận dụng để sáng tạo những sản phẩm, dịch vụ hướng đến phát triển bền vững.
Xu thế đang lớn dần
Nói đến khởi nghiệp xanh, trong giới khởi nghiệp có lẽ ít ai không biết đến câu chuyện khởi nghiệp từ mật xơ dừa vợ chồng anh Phạm Đình Ngãi, Thạc sĩ kỹ thuật điện và chị Thạch Thị Chal Thi là Thạc sĩ ngành công nghệ thực phẩm.
Anh Ngãi quê ở Đồng Tháp, chị Chal Thi quê ở Trà Vinh, sinh sống tại TP.HCM với thu nhập ổn định. Năm 2018, chứng kiến cảnh trái dừa rớt giá, bỏ mọc mầm không ai mua, trong khi người nông dân phải vất vả trồng trọt, anh chị khởi lên mong muốn tìm ra giải pháp để tăng giá trị của cây dừa. Cả hai vợ chồng đồng lòng về Trà Vinh lập nghiệp với cây dừa, đem kiến thức học được để ứng dụng vào khởi nghiệp với Công ty Sokfarm và sản phẩm mà hai vợ chồng lựa chọn là mật chiết xuất từ hoa dừa. Tìm hiểu nhiều tài liệu, học nhiều cách từ truyền thống tới sáng tạo nhưng không đạt kết quả ưng ý, anh Ngãi quyết định ra nước ngoài học tập kinh nghiệm, thực nghiệm. Để rồi những mẻ mật hoa dừa sau đó đạt chất lượng như ý. Giờ đây, doanh nghiệp của vợ chồng anh chị đã sản xuất được đa dạng sản phẩm từ mật hoa dừa như: nước uống mật hoa dừa, mật hoa dừa cô đặc, đường hoa dừa, nước tương mật hoa dừa, giấm mật hoa dừa, mật hoa dừa lên men, ca cao mật hoa dừa…




Hiện, mật hoa dừa của Sokfarm không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà còn được cộng đồng tiêu dùng quốc tế đón nhận, kí kết hợp đồng lớn với doanh nghiệp nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hà Lan... Mô hình kinh doanh của họ đã sáng tạo ra những sản phẩm mới trên nguồn nông sản bản địa tiêu thụ được nông sản cho nông dân địa phương, đáp ứng nghiêm ngặt các chuẩn về môi trường, giải quyết việc làm cho người lao động bản xứ.
 Một nhóm bạn trẻ đến từ Đồng Tháp p ủ khát vọng khởi nghiệp từ phế phẩm nông nghiệp, anh Đỗ Đăng Khoa cùng nhóm bạn đã thành lập thương hiệu Mr Mướp để biến xơ mướp thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao như: miếng trang trí, miếng rửa chén, bông tắm, đồ chơi dành cho thú cưng và đã chinh phục được thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ.

Anh Đỗ Đăng Khoa với thương hiệu Mr Mướp - biến xơ mướp thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao
Ngoài ra, đại diện của một doanh nghiệp khác cho rằng: Khởi nghiệp bằng việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ xanh với mức giá cạnh tranh so với các sản phẩm và dịch vụ truyền thống đang là một thách thức. Đó là những khó khăn về nguồn vốn, chính sách, về hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo nhân lực... Cùng với đó là thiếu rất nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm, trưng bày để các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có cơ hội kết nối, giao lưu học hỏi lẫn nhau, tạo ra một cộng đồng xanh lớn mạnh.
Để đáp ứng nhu cầu 2 triệu sản phẩm/năm, tương đương doanh số gần 18 tỷ đồng, dự án đã liên kết được khoảng 20ha vùng trồng ở các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang, Bình Phước, Đồng Nai và đang phát triển 50ha đất trồng tại Đắk Nông và Đắk Lắk. Trung bình, mỗi ha đất trồng thu lợi nhuận khoảng 120 triệu đồng cho mỗi vụ.
Cũng mang đậm dấu ấn xanh trong quá trình khởi nghiệp, LArti’s Farm - một doanh nghiệp sản xuất artiso theo phương pháp hữu cơ vi sinh tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đang từng ngày khẳng định được hiệu quả về kinh tế mà vẫn giảm tác động đến môi trường. Trong quá trình trồng artiso, doanh nghiệp không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, thay vào đó là sử dụng phân vi sinh và các loài thiên địch. Anh Phạm Hữu Giàu, nhà sáng lập LArti’s Farm cho biết: “Diện tích vùng trồng gần 2ha cho 2-3 tấn thành phẩm là trà, cao, hoa artiso hữu cơ mỗi năm. Hiện nay, bên cạnh thị trường trong nước, một số thị trường xuất khẩu tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cũng đang là mục tiêu doanh nghiệp hướng đến.

LArti’s Farm - các sản phẩm Atisô hữu cơ chất lượng cùng với việc hợp tác và tôn trọng cùng tự nhiên trong quá trình sản xuất.
Rõ ràng, khởi nghiệp xanh đang là một xu hướng tất yếu, tuy có rất nhiều khó khăn, thách thức. Đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom Group) chia sẻ, các dự án khởi nghiệp xanh cần có mạng lưới đối tác và liên kết tin cậy. Việc này không chỉ đòi hỏi thời gian và nỗ lực, mà còn cần sự hiểu biết về các lĩnh vực xanh và ý thức về bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp khởi nghiệp xanh còn phải tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có lợi ích môi trường rõ ràng và hấp dẫn đối với khách hàng.

Ngoài ra, đại diện của một doanh nghiệp khác cho rằng: Khởi nghiệp bằng việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ xanh với mức giá cạnh tranh so với các sản phẩm và dịch vụ truyền thống đang là một thách thức. Đó là những khó khăn về nguồn vốn, chính sách, về hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo nhân lực... Cùng với đó là thiếu rất nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm, trưng bày để các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có cơ hội kết nối, giao lưu học hỏi lẫn nhau, tạo ra một cộng đồng xanh lớn mạnh.
Tăng cường những chính sách hỗ trợ
Để doanh nghiệp có thể mạnh dạn đầu tư cho khởi nghiệp xanh, một chuyên gia cho rằng: “Họ rất cần sự hỗ trợ từ cơ quan, chính quyền cũng như những chính sách, cơ chế ưu đãi để thúc đẩy, tạo đòn bẩy phát triển. Trong đó, có việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế rác thải, dịch vụ liên quan môi trường; giảm thuế thu nhập cá nhân cho người lao động tại các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực liên quan môi trường thay vì chỉ ưu đãi cho các vùng, địa phương khó khăn. Ngoài ra, doanh nghiệp cần được hỗ trợ về giá thuê đất để tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất; hỗ trợ kinh phí liên quan các thủ tục đăng ký bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, thử nghiệm sản phẩm nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên cho đất nước.
Cùng với đó, nhận thức của doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng. Theo ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) TP.HCM: Các doanh nghiệp khởi nghiệp cần nhận thức rõ các tác động của biến đổi khí hậu, thực hiện tiết kiệm năng lượng, hạn chế sử dụng năng lượng hoá thạch, chuyển sang năng lượng tái tạo, hướng tới năng lượng xanh; cần gắn với mô hình kinh doanh bền vững, mô hình kinh doanh có trách nhiệm để hướng tới tăng trưởng xanh và tăng trưởng bền vững.
Gợi ý một số lĩnh vực có tiềm năng cho khởi nghiệp xanh, ông Nguyễn Hữu Nam cho rằng: “Công nghệ tiết kiệm năng lượng, kinh tế tuần hoàn có thể phát sinh chi phí lớn, nhưng về lâu dài, đây là cơ hội để khởi nghiệp tham gia thị trường nước ngoài, tạo lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu.
Hiện đang có nhiều chương trình hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp xanh. Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) đang triển khai Chương trình Khởi nghiệp xanh và Cuộc thi dự án Khởi nghiệp xanh phát triển bền vững lần thứ 10 năm 2024 với mục tiêu phát triển khả năng kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm của các nông dân trẻ; tăng cường đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp theo hướng kinh tế xanh, phát triển bền vững; khuyến khích sự đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trẻ trong các lĩnh vực của nền kinh tế xanh, tạo tác động xã hội./.

Nguồn - http://startup.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay1,898
  • Tháng hiện tại104,732
  • Tổng lượt truy cập1,993,810
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây