Công bố Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2023 – Tây Ninh xếp hạng 38/63 tỉnh, thành phố

Thứ sáu - 29/03/2024 14:17 201 0
Tháng 3/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023 và tổ hức hội thảo “Kỹ thuật giới thiệu Bộ chỉ số” đến các tỉnh, thành phố.
Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII - Provincial Innovation Index) được xây dựng bám sát cấu trúc của Bộ Chỉ số Đổi mới Sáng tạo toàn cầu (GII - Global Innovation Index) do tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố hằng năm. Kết quả PII là công cụ để mỗi tỉnh/thành phố soi chiếu được chi tiết góc độ ở khía cạnh “đầu ra, đầu vào, xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, yếu tố tiềm năng và điều kiện cần thiết” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) của địa phương.

1. Kết quả Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo tỉnh Tây Ninh năm 2023
Dữ liệu phục vụ xây dựng bộ chỉ số PII 2023 được lấy từ 02 nguồn chính:
- Nguồn thứ 01: Từ số liệu thống kê, quản lý nhà nước được công bố chính thức từ các Bộ, cơ quan quản lí nhà nước, tổ chức ở Trung ương (có 39/52 chỉ số)
- Nguồn thứ 02: Do các địa phương thu thập và cung cấp; kèm theo các tài liệu minh chứng (có 13/52 chỉ số).

Theo kết quả công bố của Bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninhdân số trung bình năm 2022: 1,188,800 người; GRDP 2022: 102,059.8 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người năm 2022: 4,617,000 VNĐ/tháng; điểm số đầu vào: 36.18; điểm số đầu ra: 33.60.
=> Điểm số PII 2023: 34.89; xếp hạng PII 2023: 38/63 tỉnh/thành phố và xếp thứ 6 vùng Đông Nam Bộ. Kết quả đánh giá 52 chỉ số của tỉnh Tây Ninh cụ thể như sau:






Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 địa phương, trong đó có 04 địa phương trong nhóm 15 địa phương dẫn đầu PII 2023 cả nước là TP. Hồ Chí Minh (55.85 điểm), Bà Rịa - Vũng Tàu (49.18 điểm), Bình Dương (48.64 điểm) và Đồng Nai (44.44 điểm). Các địa phương vùng Đông Nam Bộ đa số có hiệu quả cao trong chuyển đầu vào ĐMST thành đầu ra ĐMST. Điểm đáng lưu ý là các địa phương vùng này không có điểm số caotrụ cột Thể chế, Vốn con người và Nghiên cứu và phát triển”.
Điểm mạnh của các địa phương vùng Đông Nam Bộ là “Cơ sở hạ tầng và Trình độ phát triển của thị trường”, ngoài Tây Ninh đạt điểm thấp hơn mức trung bình (47.38 điểm) về Cơ sở hạ tầng, các địa phương còn lại đều thuộc nhóm 21 địa phương dẫn đầu hai trụ cột này.
Trình độ phát triển của thị trường cũng là điểm sáng của các địa phương khu vực này (ngoài Bình Phước đạt 38.75 điểm, thấp hơn mức trung bình cả nước, các địa phương còn lại đều thuộc nhóm 30 dẫn đầu). Điều đáng ghi nhận là các địa phương có đầu ra ĐMST tốt, đem lại tác động đến kinh tế - xã hội và được xếp hạng cao. Các địa phương trong vùng đều trong nhóm 21 địa phương dẫn đầu trụ cột “Tác động”. Tuy nhiên, các đầu ra về “Sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ” của 02 địa phương trong vùng là Bình Phước và Tây Ninh còn đứng sau khá xa so với các địa phương còn lại.
2. Ý nghĩa của Bộ chỉ số ĐMST cấp địa phương
- Bộ chỉ số PII cung cấp bức tranh thực tế, đa chiều, cho thấy các điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố tiềm năng và các điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội dựa trên KH,CN&ĐMST của từng địa phương. Việc so sánh trực tiếp giữa các địa phương là mang tính tương đối, không phải mục đích chính của Bộ chỉ số, bởi mỗi địa phương có các điều kiện, đặc điểm khác nhau và có định hướng phát triển khác nhau.
- Giữa mức độ phát triển kinh tế - xã hội (mức thu nhập) và năng lực, kết quả KH,CN&ĐMST của các địa phương là có mối tương quan nhưng không hoàn toàn là tỷ lệ thuận. Kết quả PII 2023 cho thấy một số địa phương có thu nhập ở mức trung bình nhưng có kết quả chung cao, có địa phương thu nhập ở mức cao nhưng có kết quả chung chưa cao.
- PII cung cấp công cụ và kĩ thuật cho phép đánh giá, so sánh năng lực, kết quả hoạt động KH,CN&ĐMST giữa các địa phương cũng như chất lượng điều hành, quản lí nhà nước về KH,CN&ĐMST của từng địa phương.
- PII góp phần nâng cao năng lực và kết quả hoạt động KH,CN&ĐMST quốc gia; đặc biệt là góp phần thực hiện và theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chiến lược KH,CN&ĐMST đến năm 2030; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030; Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững...
Bên cạnh đó, bộ chỉ số còn có ý nghĩa với một số chủ thể khác:
- Đối với nhà đầu tư, kết quả đánh giá PII của địa phương sẽ là thông tin tham khảo hữu ích về môi trường đầu tư địa phương cho nhà đầu tư, doanh nghiệp để có các quyết định đầu tư phù hợp.
- Đối với khu vực nghiên cứu, bộ chỉ số PII cung cấp cơ sở dữ liệu toàn diện với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, có thể so sánh được qua thời gian và thúc đẩy các nghiên cứu khác.
- Bộ chỉ số PII cũng có ý nghĩa đối với cộng đồng các tổ chức quốc tế và nhà tài trợ để xem xét, cân nhắc các tài trợ và hoạt động có liên quan tại các địa phương ở Việt Nam.
Chi tiết về báo cáo PII năm 2023: xem chi tiết tại đây
Trúc Phương - Phòng QLCN

Tổng số điểm của bài viết là: 105 trong 21 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 21 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay845
  • Tháng hiện tại66,395
  • Tổng lượt truy cập2,821,517
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây