Nghiệm thu đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn loài quý hiếm Gà lôi hông tía (Lophura diardi) ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh”

Thứ sáu - 13/03/2020 01:00 133 0

eaf90370444dbf13e65c.jpg

Hình ảnh buổi làm việc của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài

 

Sáng nay (12/03/2020), Hội đồng đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh (Hội đồng được thành lập theo Quyết định số 29/QĐ-KHCN ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh) tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài "Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn loài quý hiếm Gà lôi hông tía (Lophura diardi) ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh" do Cử nhân Huỳnh Hữu Phương làm chủ nhiệm đề tài, cơ quan chủ trì Ban Quản lý Vườn Quốc Gia – Lò Gò Xa Mát.

 

Mục tiêu của đề tài là khảo sát, đánh giá hiện trạng và vùng phân bố của loài Gà lôi hông tía (Lophura diardi) ở Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát và xây dựng các giải pháp hiệu quả để bảo tồn loài quý hiếm này ở Vườn quốc gia. Thông qua phương pháp nghiên cứu đề tài đã đưa ra kết quả về số lượng và vùng phân bố của Gà lôi hông tía tại Vườn Quốc Gia – Lò gò Xa Mát (VQG-LGXM) vào khoảng 1.400 cá thể (Số liệu này được đánh giá là thấp hơn ngưỡng tối thiểu để đảm bảo sự phát triển bền vững của quần thể động vật tồn tại trong môi trường tự nhiên). Đồng thời, đề tài cũng đưa ra nguyên nhân ảnh hưởng đến sự hiện diện và phân bố của giống Gà lôi hông tía là do hoạt động săn bắn của con người và sự tuần tra không đồng bộ của các đội, chốt bảo vệ rừng. Cuối cùng, dựa trên cơ sở nghiên cứu đề tài đã đưa ra các giải pháp để bảo tồn loài quý hiếm này tại VQG-LGXM.

Trong buổi làm việc Hội đồng đã nghe ý kiến của 02 ủy viên phản biện (GS TS Trương Thanh Cảnh - Trường Đại học Khoa học và Tự nhiên TP. HCM và TS Vũ Ngọc Long - Viện Sinh thái học miền nam), các ủy viên Hội đồng khác cũng trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá theo tiêu chí thống nhất. Với kết quả đạt được Hội đồng thống nhất nghiệm thu và bỏ phiếu đánh giá xếp loại đề tài đạt yêu cầu.

Bên cạnh những kết quả mà đề tài mang lại trong công tác nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Gà lôi hông tía, tác giả đề tài cũng kiến nghị sớm thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách với các dụng cụ chuyên dụng phục vụ công tác bảo vệ rừng; thành lập trung tâm cứu hộ và bảo tồn sinh vật của VQG – LGXM; tiến hành thêm các nghiên cứu sinh thái sinh sản của Gà lôi hông tía để hỗ trợ công tác bảo tồn loài này trong tự nhiên. Các kiến nghị của tác giả ngoài công tác giúp bảo tồn loài Gà lôi hông tía còn có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ các loài khác và bảo vệ đa dạng sinh học của VQG-LGXM./.

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay60
  • Tháng hiện tại47,276
  • Tổng lượt truy cập1,856,177
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây