Apicoo tiên phong trong lĩnh vực sản xuất cobot tại Việt Nam

Thứ hai - 24/07/2023 09:18 474 0
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp cobot đang chứng kiến ​​sự tăng trưởng nhanh chóng. Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu tự động hóa ngày càng tăng, cobot đang được ưa chuộng và được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như sản xuất, y tế, dịch vụ, và nông nghiệp. Số lượng công ty sản xuất cobot của Việt Nam vẫn còn hạn chế và chủ yếu tập trung vào các công ty công nghệ đa quốc gia hoặc các công ty công nghệ có vốn đầu tư nước ngoài.
Một số công ty nội địa Việt Nam đã và đang tiến hành nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại cobot như Tosy Robotics, Vingroup, Apicoo... Tuy nhiên, ngoài Apicoo, sản phẩm cobot của các doanh nghiệp còn lại thường tập trung vào mảng giáo dục, dịch vụ và giải trí.
Công tác hơn 20 năm trong lĩnh vực robotic tại Ý và Hàn Quốc, năm 2020, Tiến sĩ Võ Gia Lộc về nước mang theo ước vọng tạo ra một startup tiên phong về lĩnh vực cobot, mang lại nhiều giá trị cho thị trường Việt Nam.

Apicoo Robotics đã chính thức ký hợp đồng đầu tư cùng Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Bách Khoa Hà Nội - BK Fund vào ngày 08/07/2023 (Ảnh: BK Holdings)

Tiềm năng ứng dụng cobot trên thị trường Việt Nam

Lĩnh vực tự động hóa tại Việt Nam và trên thế giới đang phát triển nhanh chóng nhờ việc ứng dụng các công nghệ mới, trong đó có robot và các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy.
Bên cạnh robot truyền thống dùng trong công nghiệp, vài năm trở lại đây, thị trường robot trên thế giới xuất hiện một công nghệ mới với tên gọi robot hợp tác (collabrative robot - cobot). Được thiết kế một cách gọn nhẹ, chắc chắn và linh hoạt, cobot có khả năng làm việc trong không gian nhỏ, trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. So với robot công nghiệp truyền thống, cobot có giá thành rẻ hơn và chi phí thiết lập cũng thấp hơn. Với tính năng an toàn của loại robot này, người lao động có thể làm việc với cobot ở cự li gần mà không phải lắp đặt hàng rào an toàn. Đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp ở mọi quy mô tiếp cận với quá trình tự động hoá.
Tại Việt Nam, cobot được sử dụng trong những ngành công nghiệp như ô tô, điện tử, dệt may, giày dép và công nghiệp chế biến thực phẩm. Cobot giúp con người tập trung vào những nhiệm vụ sáng tạo và phân tích dữ liệu, thay vì làm những công việc đơn điệu và nhàm chán.
Tại Việt Nam, cobot có thể được triển khai trong những ngành công nghiệp như ô tô, điện tử, dệt may, giày dép và công nghiệp chế biến thực phẩm (Ảnh: Apicoo)
Cobot mang lại lợi ích vô tận cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, bởi chúng có khả năng làm tăng năng suất, cải thiện chất lượng đầu ra. Việc sớm áp dụng công nghệ tự động hóa sẽ cho phép các nhà sản xuất vượt trội hơn đối thủ của mình, giúp họ giải quyết nhiều vấn đề như gia tăng chi phí hoạt động, cung cấp môi trường làm việc an toàn. Đây là điều cần thiết để các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động và duy trì được tính cạnh tranh.
Thị trường được dự báo sẽ đạt 205,86 tỷ USD vào năm 2022 và 395,09 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ CAGR là 9,8%. Theo Bà Shermine Gotfredsen, Tổng Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương của Universal Robots, nhu cầu về cobot đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Đây là thời điểm các doanh nghiệp nhận thức ngày một rõ hơn tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ tiên tiến và robot để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Apicoo – Doanh nghiệp sản xuất cobot công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam

Tốt nghiệp tại Đại học Bách Khoa Hà Nội vào năm 2002, nhận bằng tiến sĩ tại Hàn Quốc và nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Công nghệ quốc gia Ý và làm việc tại hai quốc gia này, tính đến nay, anh Võ Gia Lộc đã có 20 năm kinh nghiệm hoạt động sâu trong lĩnh vực robot tại môi trường quốc tế.
Đặc biệt, anh Lộc là người thiết kế robot Indy7, sản phẩm chính của công ty Neuromeka, Hàn Quốc – một robot cộng tác hiện đại đã được bán với số lượng lớn trên thị trường Hàn Quốc và toàn cầu. Tuy vậy, mang theo lí tưởng khởi nghiệp, năm 2020, anh Lộc quyết định quay trở về quê hương và thành lập Apicoo Robotics để có thể làm robot theo cách riêng của mình.
Qua nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, anh Lộc nhận thấy rằng robot hợp tác (cobot) là giải pháp tự động hóa phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhờ tính thân thiện với con người, an toàn và dễ sử dụng. Tuy nhiên, hầu hết cobot hiện tại được sản xuất không đi kèm với tay kẹp và các tùy chọn hiện tại cho bộ tay kẹp của cobot còn hạn chế. Để có thể xử lý các loại sản phẩm đa dạng khi nhiệm vụ thường xuyên thay đổi, tay kẹp của cobot phải dài, lực kẹp cao, an toàn, thông minh và dễ sử dụng. 
Apicoo là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam phát triển cobot công nghiệp (Ảnh: Apicoo)
Tham gia hệ sinh thái robot đã nhiều năm, anh Lộc hiểu rằng tay kẹp thông minh cho robot linh hoạt thế hệ mới là một nhu cầu tất yếu. Từ những trăn trở đó, Apicoo Robotics đã chính thức ra đời. Qua quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đối chiếu với những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới về tay kẹp robot trên thế giới, anh Lộc đã sáng chế ra tay kẹp thông minh SusGrip cho robot cộng tác của Apicoo có dải kẹp lớn nhất trên thị trường tay kẹp thông minh hiện nay.
Đây cũng là tay kẹp đầu tiên có tính năng cảm biến tuyệt đối giúp loại bỏ việc hiệu chỉnh, tăng độ chính xác cho ứng dụng robot và tính năng kẹp song song mang lại sự tiện lợi, dễ sử dụng cho người dùng. Với tính linh hoạt cao, tay kẹp gắp Robot Apicoo có thể được ứng dụng trong hàng loạt các loại robot mới khác như robot dịch vụ, máy thao tác di động hoặc thương mại điện tử.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực robot trong nước, mặc dù mới ra đời ít lâu, Apicoo được đánh giá là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất cobot công nghiệp tại Việt Nam. 
Đồng thời, là một kĩ sư khoa học, làm việc ở môi trường quốc tế, những sản phẩm cobot của anh Lộc không chỉ có khả năng phục vụ tốt cho thị trường Việt Nam, mà còn có những ưu thế và đặc tính nổi bật khi so sánh với những sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới.
Đầu tháng 6/2023, với những đổi mới sáng tạo nổi bật của mình, dự án của Apicoo Robotics đã lọt vào top 60 của Chương trình K-Startup Grand Challenge của Hàn Quốc. K-Startup Grand Challenge (KSGC) là một chương trình được hỗ trợ bởi Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Khởi nghiệp của Hàn Quốc, nhằm thu hút, kết hợp và mở rộng các công ty khởi nghiệp nước ngoài đầy triển vọng vào Hàn Quốc.
Sau khi xuất sắc vượt qua 1861 ứng cử viên đến từ 108 quốc gia khác nhau, Apicoo Robotics đã lọt vào 60 đội hàng đầu, được mời tiến hành kinh doanh tại Hàn Quốc và tham gia chương trình tăng tốc kéo dài 3,5 tháng.
Tại K-Startup, Apicoo cũng sẽ có cơ hội cạnh tranh trong ngày demo để có cơ hội lọt vào top 20 công ty khởi nghiệp hàng đầu. Trong trường hợp thành lập doanh nghiệp tại Hàn Quốc, Apicoo sẽ nhận được các ưu đãi tài chính bổ sung từ chính phủ Hàn Quốc. Không dừng lại ở đó, mới đây, Apicoo Robotics cũng đã chính thức ký hợp đồng đầu tư cùng Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Bách Khoa Hà Nội - BK Fund tại sự kiện BK Investor Network Hà Nội 2023./.
Nguồn: Việt Hưng - https://theleader.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1,232
  • Tháng hiện tại9,250
  • Tổng lượt truy cập2,951,279
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây