Top 3 Cuộc thi Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam 2022

Thứ sáu - 23/09/2022 08:38 1.611 0
MiSmart, VPTech và GraphicsMiner là ba cái tên xuất sắc nhất trong cuộc thi Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam 2022 (QVIC 2022). MiSmart là startup đạt giải Nhất cuộc thi “Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam 2022 (QVIC 2022)” được nhận giải thưởng 100.000 USD.
Ban tổ chức trao giải cho các đơn vị đạt top 3 cuộc thi
Mismart cung cấp giải pháp drone tích hợp trí tuệ nhân tạo giúp giám sát, phát hiện sâu bệnh và phun thuốc trừ sâu tự động nhằm tăng năng suất, hiệu quả góp phần hiện đại hoá, tự động hoá nền nông nghiệp - nhân tố thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. 
Giải Nhì trị giá 75.000USD thuộc về dự án VPTech’s RAY. Đây là dự án cung cấp thiết bị DAC/AMPLIFIER di động thuộc dòng sản phẩm âm thanh cao cấp đầu tiên “sản xuất tại Việt Nam”. 
Giải Ba trị giá 50.000USD được trao cho GraphicsMiner. Startup này tạo ra bộ đồ chơi rô bốt bằng giấy bìa cứng đi cùng với nền tảng tương tác thực tế ảo (AR) dành cho trẻ em trên khắp thế giới để chơi và học tập. Đây là giải pháp có giá thành rẻ, thông minh và thân thiện với môi trường, giúp học sinh tiếp cận số hóa ngay từ thời gian học tập và vui chơi của mình.
Mỗi công ty khởi nghiệp này đều gây ấn tượng với chúng tôi với tinh thần đổi mới sáng tạo và sự nhạy bén trong kinh doanh của họ. Tôi mong đợi được nhìn thấy sự phát triển và thành công không ngừng của họ”, bà An Chen, Phó chủ tịch kỹ thuật Tập đoàn Qualcomm cho biết.
Tiến Sĩ Trần Mỹ An – Phó Chủ tịch Kỹ thuật, mảng Bản quyền Công nghệ, Tập đoàn Qualcomm
Ba startup xuất sắc nhất được chọn ra từ hơn 100 công ty trên khắp Việt Nam qua ba vòng. Trong vòng sơ tuyển, QVIC chọn ra các công ty tham gia dựa trên: tính đổi mới sáng tạo độc đáo, sự khác biệt và nội địa hóa trong công nghệ, cơ hội sở hữu trí tuệ và mô hình kinh doanh. 
Trong giai đoạn ươm tạo, Qualcomm Technologies đã tổ chức các hội thảo và chương trình đào tạo về sở hữu trí tuệ - cách thức được cấp bằng sáng chế, bảo vệ sáng chế và kiếm tiền từ sáng chế của họ - cũng như phát triển kỹ năng kinh doanh thông qua các chủ đề đa dạng về mô hình kinh doanh, lập kế hoạch tài chính, lập ngân sách, kỹ năng gọi vốn... 
Các công ty cũng nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến các đổi mới sáng tạo của họ bao gồm quyền truy cập vào phòng thí nghiệm của Qualcomm tại Hà Nội và các tư vấn về phát triển sản phẩm trong suốt thời gian ươm tạo. Ngoài ra, các công ty khởi nghiệp cũng nhận được khoản tài trợ lên tới 10.000USD để hỗ trợ phát triển sản phẩm, và khoản chi phí hỗ trợ lên tới 5.000USD để nộp tối đa hai bằng sáng chế cho mỗi công ty.
Bước vào vòng chung kết, ba công ty khởi nghiệp được chọn sau khi trình bày những đổi mới sáng tạo và kết quả của chương trình ươm tạo trước hội đồng ban giám khảo là các chuyên gia trong ngành.
Năm 2019, QVIC được ra mắt với sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam với mục tiêu ươm tạo các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ mới đầy tiềm năng. 
Chương trình này tạo điều kiện phát triển hệ sinh thái công nghệ mới nổi của Việt Nam bằng cách phát hiện và nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp sáng tạo vừa và nhỏ trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng như 5G, IoT (Internet vạn vật), trí tuệ nhân tạo, thành phố thông minh, thiết bị đeo và công nghệ đa phương tiện… sử dụng các công nghệ và nền tảng di động tiên tiến của Qualcomm Technologies./.
Nguồn: Tùng Anh - https://theleader.vn/
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay885
  • Tháng hiện tại60,161
  • Tổng lượt truy cập2,920,903
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây