Nữ nông dân làm giàu từ mô hình trồng mít

Thứ tư - 15/02/2017 17:00 182 0

Những năm gần đây, mô hình trồng các loại cây ăn trái như bơ, mít, sầu riêng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân, trong đó có hộ gia đình chị Trương Thùy Ánh Nhân (40 tuổi) ở thôn 5, xã Hòa Thành, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.

Tham quan rẫy mít của chị Nhân sau những ngày mưa dầm, con đường đi lên rẫy trở nên lầy lội, chỉ có thể đi bộ. Vừa lội trên sình lầy, chị Nhân vừa tâm sự: Từ trước đến nay, cây mít vẫn được xem là loại cây trồng xen để lấy trái ăn trong nhà chứ không mấy ai xem nó là cây trồng để nuôi sống gia đình như lúa hay cà phê. Trước khi quyết định "mạo hiểm" trồng 1.000 cây mít trên diện tích 2,5 ha đất nhà mình, vợ chồng chị Nhân đã trồng thử nghiệm không ít giống cây trồng khác nhau: từ tiêu, điều, cà phê cho đến bí đao chanh, măng tre… Tuy nhiên hầu hết những loại cây trồng trên đều rất bấp bênh vì nếu không "mất mùa, được giá" thì cũng "được mùa, mất giá". Phải mất một thời gian dài tham khảo trên các phương tiện thông tin đại chúng và từ các nhà vườn ngoại tỉnh, vợ chồng chị Nhân mới dám đến tận Bến Tre mua giống mít Thái Lan siêu sớm múi cam về trồng.

1.jpg
Chị Nhân bên vườn mít trĩu quả của mình.

Nhờ chịu khó chăm sóc và hợp thổ nhưỡng nên 1.000 cây mít của gia đình chị Nhân phát triển rất tốt. Chị Nhân kể: Sau 1 năm mít đã cho trái nhưng chị cắt bỏ để giữ sức cho cây. Năm thứ 2 chị cho cây nuôi một số quả thử nghiệm. Đến năm thứ 3 chị mới bắt đầu cho cây nuôi quả để bán. Những quả mít đầu tiên chín thơm ngào ngạt trên rẫy, múi dày, ngọt, màu vàng cam đẹp mắt khiến vợ chồng anh chị mừng hơn "bắt được vàng".

Chị Nhân nhớ lại: Thời gian đầu mới đổ tiền ra trồng mít có không ít người tặc lưỡi rằng: "Mít có 3 nghìn đồng một trái, thậm chí mang đi cho mà nhà này lại mua hẳn 1.000 cây về trồng". Những lúc ấy hai vợ chồng cũng hơi hoang mang. Đã vậy, tình trạng sâu bệnh bùng phát trên rẫy mít; có những đợt mít đang mùa cho thu hoạch mà quả cứ bị nấm hư hàng loạt… Không nản lòng, chị Nhân cắt cả cành lẫn quả lên tận Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên để hỏi cho ra bệnh. Sau khi được chuyên gia "chẩn đoán bệnh" là do ruồi vàng chích, anh chị kiên trì bôi thuốc nhử ruồi vào ống lon để treo trên từng cây mít, ngăn không cho chúng chích mít nữa.

Giờ đây rẫy mít nhà chị Nhân đã được 6 năm tuổi và cho thu hoạch được 3 năm. Mỗi năm mít cho thu 2 đợt chính, còn lại thu lai rai trong cả năm. Trung bình mỗi năm 1.000 gốc mít của gia đình chị Nhân cho thu hoạch khoảng 60 tấn. Với giá bán tại vườn vào khoảng 15.000/kg như hiện nay, gia đình chị thu về 900 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư còn lãi khoảng hơn 600 triệu. "Trồng mít cho thu nhập cao hơn nhiều so với cà phê hay các loại cây trồng khác nhờ chi phí thấp, sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật ít và tốn ít công chăm sóc, thu hoạch. Hơn nữa đầu ra sản phẩm lại ổn định, ngoài cung cấp cho các thương lái trong tỉnh, một số thương lái ở các tỉnh thành khác như: Đà Nẵng, Hà Nội sau khi đến tham quan hoặc nghe người khác giới thiệu đều đặt hàng mít tại rẫy của gia đình", chị Nhân cho biết thêm.

Khả Lê

Nguồn tin: Báo Đắk Lắk, 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay2,739
  • Tháng hiện tại82,371
  • Tổng lượt truy cập2,837,493
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây