Lợi nhuận các ví điện tử đang phân hóa

Thứ hai - 26/02/2024 11:00 320 0
Có một nghịch lý tại thị trường ví điện tử Việt Nam là các doanh nghiệp có doanh thu dẫn đầu đều đang lỗ, trong khi các ví điện tử có doanh thu vốn khiêm tốn thì lại đang đạt được mức lợi nhuận sau thuế hấp dẫn.

Thị trường ví điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển bùng nổ. Trong vòng 4 năm từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2022, số lượng người sử dụng ví điện tử đã tăng từ 12,3 triệu lên 41,3 triệu người, tăng lên 235%, theo dữ liệu của Vietdata.
Dự kiến đến năm 2024, thị trường này sẽ có 50 triệu người dùng hoạt động, 100 triệu người dùng vào năm 2026 và 150 triệu người dùng vào năm 2030.
Xét về độ thông dụng, 6 ví điện tử hàng đầu tại Việt Nam là MoMo, ZaloPay, ViettelPay, ShopeePay, VNPay và Moca, theo báo cáo Người tiêu dùng số - The Connected Consumer công bố bởi Decision Lab trong quý 1/2023.

Các ví điện tử có doanh thu hàng đầu Việt Nam - Ảnh: Vietdata
Theo Vietdata, VNPay là đơn vị dẫn đầu về doanh thu. Năm 2020, doanh thu của VNPay đạt hơn 17.600 tỷ đồng. Con số này tăng 25,9% vào năm 2021 và tăng thêm 34,8% vào năm 2022, đạt gần 30.000 tỷ đồng.
Theo sau là MoMo, với doanh thu tăng liên tục trong giai đoạn 2020 - 2022. Cụ thể, năm 2020, doanh thu của MoMo đạt hơn 6.000 tỷ đồng. Con số này tăng 19,5% vào năm 2021, sau đó tăng thêm 15,9% vào năm 2022, đạt hơn 8.500 tỷ đồng.
ShopeePay có doanh thu đạt hơn 4.500 tỷ đồng năm 2020. Con số này tăng 19,2% vào năm 2021 và tăng thêm 32,8% vào năm 2022, đạt gần 7.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu nhìn vào yếu tố lợi nhuận, các ví điện tử có doanh thu dẫn đầu tại Việt Nam hầu hết đều đang lỗ, hoặc lợi nhuận rất mỏng, theo Vietdata.
Với VNPay, lợi nhuận sau thuế ví điện tử này đạt hơn 170 tỷ đồng năm 2020. Đến năm 2021, lợi nhuận VNPay tăng 86,5% và sau đó giảm về hơn 20 tỷ đồng vào năm 2022.
Trong khi đó, năm 2020 và 2021, lợi nhuận sau thuế MoMo ghi nhận âm khoảng 880 tỷ đồng. Con số này tăng 30% vào năm 2022, âm gần 1.150 tỷ đồng. Tương tự, lợi nhuận sau thuế của ZaloPay ghi nhận âm gần 680 tỷ đồng. Mức lỗ này tăng 82,5% vào năm 2021 và tăng thêm 6,5% vào năm 2022, âm hơn 1.300 tỷ đồng.
Còn ShopeePay trong năm 2020 ghi nhận lợi nhuận âm hơn 100 tỷ đồng. Con số này tăng lên âm hơn 380 tỷ đồng vào năm 2021, sau đó giảm 45,2% vào năm 2022, và đạt lợi nhuận âm hơn 200 tỷ đồng.
Lợi nhuận các ví điện tử đang phân hóa - Ảnh: Vietdata
Ở chiều ngược lại, những ví điện tử có doanh thu vốn khiêm tốn như Payoo, NextPay hay Vimo lại đang đạt được mức lợi nhuận sau thuế hấp dẫn, theo Vietdata.
Điển hình là Payoo, lợi nhuận sau thuế của ví điện tử này có xu hướng tăng trong 3 năm liên tiếp. Với lợi nhuận đạt hơn 160 tỷ đồng năm 2020, sau đó tăng lên hơn 220 tỷ đồng năm 2021 và chạm mốc 226 tỷ đồng năm 2022.
NextPay của tập đoàn NextTech ghi nhận lợi nhuận năm 2020 đạt gần 66 tỷ đồng. Con số này đã tăng lên hơn 90 tỷ đồng vào năm 2021, và tăng mạnh 150% vào năm 2022, đạt hơn 165 tỷ đồng.
Đáng kể nhất là ví điện tử Vimo của Mobifone, ghi nhận mức lợi nhuận hơn 36 tỷ đồng vào năm 2020. Con số này giảm nhẹ 12,9% vào năm 2021, sau đó bất ngờ tăng mạnh và đạt hơn 150 tỷ đồng vào năm 2022./.
Nguồn: https://theleader.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay2,624
  • Tháng hiện tại69,536
  • Tổng lượt truy cập1,878,437
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây