Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở “Xây dựng quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm Trichoderma trong canh tác ớt tại Tây Ninh”

Thứ năm - 08/10/2020 23:00 114 0

Hình ảnh buổi làm việc của Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu đề tài

Chiều ngày 28/09/2020, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Tây Ninh đã tổ chức buổi đánh giá, nghiệm thu đề tài KH&CN cấp cơ sở "Xây dựng quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm Trichoderma trong canh tác ớt tại Tây Ninh" do KS Ham Mát làm chủ nhiệm để tài, tổ chức chủ trì Trung tâm Khoa học và công nghệ Tây Ninh. Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài gồm 07 thành viên trong đó Ông Nguyễn Minh Hiệp – Phó Giám đốc Sở KH&CN làm chủ tịch hội đồng.

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm trichoderma, bên cạnh đó xây dựng quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh trichoderma quy mô pilot và cuối cùng là triển khai ứng dụng mô hình sử dụng chế phẩm trichoderma và ủ phân hữu cơ vi sinh trichoderma trong canh tác ớt tại Tây Ninh.

Trong buổi làm việc, Hội đồng lắng nghe báo cáo tóm tắt đề tài và ý kiến của 02 ủy viên phản biện (Th.S Trần Thị Thùy Trinh -Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Tây Ninh và Th.S Nguyễn Thị Kim Nhung – Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Dầu), các ủy viên Hội đồng khác cũng trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá theo tiêu chí thống nhất. Với kết quả đạt được Hội đồng thống nhất nghiệm thu và bỏ phiếu đánh giá xếp loại đề tài đạt yêu cầu.

Đề tài đã tuyển chọn các chủng và xác định hiệu quả phòng trừ bệnh của các chủng Trichoderma, xây dựng được quy trình sản xuất trichoderma quy mô phòng thí nghiệm và pilot, đồng thời xây dựng quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh trichoderma quy mô pilot, bên cạnh đó đề tài đã xây dựng và triển khai thực hiện mô hình ủ và sử dụng phân hữu cơ vi sinh trichoderma phòng trừ một số bệnh và góp phần tăng năng suất cây ớt tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Kết quả của đề tài cho thấy khả năng thương mại cao, với giá thành sản xuất thấp, khảo nghiệm trên cây ớt cũng cho thấy hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh trichoderma sản xuất theo quy trình của đề tài giúp tăng năng suất và kéo dài thời gian thu hoạch ớt./.

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay288
  • Tháng hiện tại56,112
  • Tổng lượt truy cập1,865,013
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây