Khấm khá nhờ mô hình nuôi gà liên kết

Thứ bảy - 25/02/2017 00:00 176 0

Để phát triển kinh tế gia đình, hiện nhiều hộ gia đình ở nông thôn, ngoài việc canh tác lúa còn chọn nuôi các loại gia súc, gia cầm; trong đó đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân phải kể đến gà thả vườn.

Có dịp đến thăm Tổ hợp tác (THT) nuôi gà thả vườn ấp An Tập, xã Thiện Mỹ (Châu Thành, Sóc Trăng), chúng tôi tận mắt nhìn thấy đàn gà thả vườn luôn khỏe mạnh nên mỗi ngày xuất bán đem về số tiền đều đặn cho các thành viên. Qua thông tin từ THT, nhờ kết nối cùng nhau trong liên kết sản xuất nên đời sống các thành viên khấm khá và luôn ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau trong trồng trọt, chăn nuôi.

Để có được những thành quả tốt trong nuôi gà thả vườn, ngoài việc cung cấp đầy đủ thức ăn, cần phải làm chuồng trại cho gà trú ngụ, tránh thời tiết bên ngoài tác động trực tiếp làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của đàn gà. Điều khá thú vị tại THT nuôi gà này là 100% thành viên là thanh niên, có tuổi đời còn rất trẻ.

1.png
Tổ trưởng THT nuôi gà thả vườn Phan Văn Nhơn trong chuồng nuôi gà của gia đình.

Tổ trưởng THT nuôi gà thả vườn ấp An Tập Phan Văn Nhơn cho biết: "Qua 4 năm thành lập, các thành viên trong tổ đã ổn định cuộc sống. Có thành viên trước đây thuộc diện hộ nghèo, giờ đã thoát nghèo và xây được căn nhà tươm tất nhờ tiền bán gà thịt. Với 10 thành viên duy trì từ ngày mới ra mắt cho đến nay, số người không tăng nhưng đàn gà tăng theo từng đợt nuôi. Thông thường, mỗi thành viên nuôi một đợt (3 - 3,5 tháng) dao động từ 1.000 - 4.000 con, số lượng gà càng lớn lợi nhuận càng nhiều".

Chia sẻ về kết quả trong việc nuôi gà, anh Nhơn phấn khởi: "Bản thân tôi, nuôi một đợt gà khoảng 3.000 con và 1 năm nuôi 3 đợt, số gà tôi xuất bán trên thị trường ước 10.000 con, thu về số tiền lãi sau khi trừ hết các khoản chi phí là 200 triệu đồng".

Cũng theo anh Nhơn, trong quá trình thả nuôi, các thành viên phải tính toán sao cho có gà thịt xuất bán mỗi ngày xoay vòng trong các thành viên. Do vậy, quân bình mỗi tháng, tổng lượng gà thịt mà THT xuất bán trên thị trường 14 - 15 tấn. Nguồn thu nhờ chăn nuôi gà đảm bảo việc chi xài hàng tháng.

Tổ trưởng THT Phan Văn Nhơn dẫn chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi gà của thành viên Võ Văn Kha, ngụ cùng ấp.

Đón tiếp chúng tôi trong căn nhà vừa mới xây xong đón Tết Đinh Dậu năm 2017, anh Kha phấn khởi khoe: "Ngôi nhà mà tôi xây dựng tươm tất như hiện tại, toàn bộ chi phí từ tiền bán gà. Trước đây cả nhà 4 miệng ăn đều trông chờ vào tiền làm thuê của tôi, do không đất sản xuất làm ngày nào tiêu xài hết ngày đó, với lại diện tích đất phía sau nhà ít nên không thể tận dụng để trồng các loại rau màu. Biết được hoàn cảnh khó khăn của tôi, anh Nhơn đã tận tình hướng dẫn nuôi gà thả vườn. Vì việc xây chuồng nuôi tốn ít đất nên tôi quyết làm thử nghiệm nuôi ban đầu khoảng 200 con/đợt, thấy hiệu quả nên tăng dần số lượng nuôi lên 500 con/đợt và tính quân bình 1 năm tôi nuôi tổng số trên 1.500 con gà thả vườn. Số gà trên cho thu nhập ổn định 20 - 22 triệu đồng/năm".

Cũng nhờ có thu nhập "khấm khá" từ nghề nuôi gà thả vườn, nên chỉ sau 3 năm, anh Kha có đủ số tiền xây căn nhà khá kiên cố để che mưa, che nắng và có tiền cho các con yên tâm học hành. Nói về dự định thời gian tới, anh Kha bộc bạch: "Nếu được hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ Nhà nước tôi sẽ tăng đàn, mỗi đợt nuôi từ 1.000 con trở lên để có nguồn thu cao hơn so với thời điểm hiện tại".

Còn với thành viên Nguyễn Văn Kha chia sẻ: "Nuôi gà thả vườn bằng đệm lót sinh học nhẹ công chăm sóc và chi phí đầu tư cho các loại thuốc trên gà hạn chế rất nhiều, phần nào đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Do vậy, thành viên trong THT rất mong được Nhà nước hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất, mở rộng chuồng trại cũng như tìm kiếm đơn vị bao tiêu đầu ra cho thành viên, tránh bị thương lái ép giá".

Chủ tịch UBND xã Thiện Mỹ Bùi Khuyến Thiện cho biết: "Hiện tại, trên địa bàn xã có nhiều THT hoạt động hiệu quả, điển hình như THT chăn nuôi gà thả vườn tại ấp An Tập, hiện địa phương dự định sẽ nâng THT này lên thành hợp tác xã để thu hút các hộ dân tham gia vào nhưng khó khăn trước mắt là người chăn nuôi cần vốn và bao tiêu nên chính quyền địa phương đang xin sự hỗ trợ từ phía huyện và ngành chức năng có liên quan; tích cực tìm kiếm doanh nghiệp đến thu mua gà cho các thành viên".

Thúy Liễu

Nguồn tin: Báo Sóc Trăng

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay1,002
  • Tháng hiện tại80,634
  • Tổng lượt truy cập2,835,756
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây