Nâng cao giá trị nông sản bằng công nghệ sau thu hoạch

Thứ sáu - 15/04/2022 09:20 1.493 0
Hiện nay, trước bài toán áp lực về tiêu thụ nông sản khi vào chính vụ, tổn thất sau thu hoạch, thì việc đầu tư công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch là giải pháp bền vững nhằm giảm tổn thất và nâng cao giá trị của nông sản.
Lương thực là nhóm cây có tỷ lệ tổn thất khá cao, với cây lúa từ 11-13%, ngô 13-15%, tập trung ở khâu thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, chế biến. Rau quả và thủy sản đánh bắt bị tổn thất hơn 20% cả về sản lượng và chất lượng. Ngoài tổn thất về sản lượng, nông sản còn bị sụt giảm đáng kể về chất lượng như như ngô nhiễm aflatoxin, gạo bị biến màu, giảm chất dinh dưỡng,… thất thoát ở khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến của Việt Nam chiếm hơn 15%, trong khi Thái Lan chỉ khoảng 6-7%.
Để hạn chế giảm tổn thất sau thu hoạch, cần tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch phù hợp với người dân, doanh nghiệp. Hiện nay, đã có nhiều đơn vị trong nước đã nghiên cứu thành công nhiều công nghệ, thiết bị bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch. Tuy nhiên, còn nhiều người dân và doanh nghiệp chưa biết đến nhiều, do công tác tuyên truyền, giới thiệu các công nghệ này còn hạn chế, chưa được rộng rãi.
Tổn thất hàng ngàn tỷ mỗi năm sau thu hoạch
 Công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của Việt Nam đã đạt một bước tiến mới khi dự án sản xuất thử nghiệm đã nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế, chế tạo hệ thống sấy thăng hoa kết hợp bơm nhiệt năng suất 35 kg nước ngưng/24 giờ, do TS.Nguyễn Tấn Dũng, Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM và cộng sự thực hiện.
 Sản phẩm sấy thăng hoa có chất lượng tốt là do quá trình sấy được tiến hành trong môi trường có nhiệt độ và áp suất thấp. Vì thế, protein không bị biến tính, lipid không bị oxy hóa, gluxit không bị hồ hóa, các hoạt chất sinh học, vitamin, khoáng chất không bị phá hủy, màu sắc và mùi vị gần như không thay đổi, có khả năng hoàn nguyên cao nhất so với tất cả các phương pháp sấy thông thường khác. Giá thành giảm (khoảng 1/4 - 1/3) so với máy nhập ngoại cùng năng suất, tiết kiệm được năng lượng và thay thế thiết bị nhập ngoại.
 Thiết bị giám sát tối ưu chế độ sấy lúa do nhóm tác giả ở Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghiệp Đồng Tâm nghiên cứu, giúp tối ưu điện năng tiêu thụ và thời gian sấy. Triển khai thử nghiệm thiết bị thực tế tại Hợp tác xã sản xuất thương mại dịch vụ Green Vina TG (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho thấy, ngoài những ưu điểm giúp tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng, nâng cao chất lượng gạo, thiết bị còn giúp tiết giảm nhân sự. Thay vì phải cần 2 nhân công để vận hành 1 mẻ sấy như trước, thì nay chỉ cần 1 nhân công. Do thời gian sấy rút ngắn, nên giảm thêm khoảng 26% lượng trấu tiêu thụ cho 1 mẻ sấy. Ngoài ra, lượng điện năng tiêu thụ cho 1 mẻ sấy lúa giảm từ 252,8kWh xuống 226,2kWh. Tổng thời gian cho 1 mẻ sấy giảm từ 12,25 giờ xuống còn 11,08 giờ.
Thiết bị giám sát chế độ sấy lúa
 Nhóm tác giả trường Đại học Nông Lâm TPHCM thì nghiên cứu thành công quy trình chế biến một số sản phẩm như nước bưởi thanh trùng, mứt, kẹo bưởi, góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ trái bưởi Năm Roi. Bưởi sau khi thu hoạch được làm sạch, tách vỏ và hạt. Phần vỏ bưởi được trích ly thu dịch tinh sạch naringin; hoặc xử lý giảm đắng để phối trộn cho ra mứt và kẹo dẻo bưởi. Phần thịt quả được ép - lọc thu dịch, rồi phối trộn với phần vỏ cho ra sản phẩm mứt và kẹo bưởi, hoặc xử lý giảm đắng để phối trộn với chanh dây cho ra thành phẩm là nước bưởi chanh dây thanh trùng. Các sản phẩm như nước thanh trùng, mứt, kẹo dẻo từ bưởi đều chứa các vi chất dinh dưỡng như protein, chất xơ hòa tan, vitamin C, B12, Canxi, Magie, Kali, Sắt..., phù hợp với các công ty vừa và nhỏ, khởi nghiệp, hoặc các công ty cùng ngành muốn mở rộng thêm sản phẩm. Mô hình sản xuất các sản phẩm này cũng hoàn toàn phù hợp cho các hợp tác xã ở các địa phương có vùng trồng bưởi lớn. Sắp tới Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) sẽ tổ chức sự kiện hợp tác công nghệ để kết nối chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, nếu quý doanh nghiệp có ý quan tâm thì hãy kết nối với Trung tâm để đăng ký tham gia sự kiện.
Các sản phẩm được chế biến từ trái bưởi
 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao (TP.HCM) cũng đã nghiên cứu thành công nhiều công nghệ bảo quản trái cây, giúp kéo dài thời gian bảo quản, tăng chất lượng, phục vụ cho việc xuất khẩu. Cụ thể như quy trình bảo quản mãng cầu dai ở quy mô pilot bằng phương pháp xử lý chitosan kết hợp Zeolite/Cu2+, sử dụng dung dịch chitosan 2% kết hợp với Zeolite/Cu2+, giúp tăng thời gian bảo quản mãng cầu lên 1,5-2 lần so với bảo quản bằng phương pháp thông thường. Chất lượng cảm quan của mẫu mãng cầu tốt hơn, giảm thất thoát sau thu hoạch, thuận tiện cho vận chuyển sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Bảo quản cam bằng chitosan kết hợp poly vinyl alcohol
 Đối với trái cam, Trung tâm bảo quản bằng bằng chitosan kết hợp poly vinyl alcohol, cũng cho trái đẹp, chất lượng cao, giữ được giá trị dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kéo thời gian bảo quản quả cam lên gấp gần 2 lần, giảm tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Quy trình có thể ứng dụng cho sản xuất quy mô lớn và dùng cho một số loại nông sản khác.
 Trong những năm gần đây, ngành hoa tại Việt Nam được chú ý phát triển nên diện tích trồng, sản lượng đã tăng nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Để có được những bông hoa đạt chất lượng tốt và tươi đẹp đến tay người sử dụng là cả một quá trình, từ khâu trồng, chăm sóc và bảo quản, đặc biệt là công nghệ bảo quản sau thu hoạch rất cần chú trọng. Ứng dụng các tính chất hóa học của ion đồng, Công ty TNHH Tam Đỉnh đã giới thiệu phương pháp bảo quản bằng nước cắm hoa chứa ion đồng Humik, giúp nhà vườn tăng thời gian bảo quản hoa đủ lâu để phục vụ nội địa hoặc dành cho xuất khẩu.
 Nước cắm hoa Humik bao gồm các thành phần: đường, nước từ trường, ion đồng, và các chất phụ gia. Đây là những chất cần thiết cho sự hô hấp của hoa sau thu hoạch, giúp hoa tươi lâu hơn, hạn chế tình trạng thối nước và không cần phải cắt gốc hằng ngày.
Sàn Giao dịch công nghệ Techport.vn (thuộc Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ – Sở KH&CN TP.HCM) là địa chỉ giới thiệu những sản phẩm, công nghệ và sẵn sàng chuyển giao quy trình sản xuất cho các đơn vị, tổ chức có nhu cầu.
 Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
 1. Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM tại đây
 2. Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại đây
 3. Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghiệp Đồng Tâm tại đây
 4. trường Đại học Nông Lâm TPHCM tại đây
 5. Công ty TNHH Tam Đỉnh tại đây 
 6. Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ - Phòng Giao dịch Công nghệ
Địa chỉ: 79 Trương Định, P. Bến Thành, Q.1, TP. HCM
Điện thoại: (028) 3822 1635 - Fax: (028) 3829 1957
Email: giaodichcongnghe@cesti.gov.vn
nguồn: http://techport.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay3,989
  • Tháng hiện tại75,393
  • Tổng lượt truy cập2,830,515
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây