Kiểm tra tiến độ đề tài “Xây dựng quy trình kỹ thuật, mô hình nuôi ong mật và khai thác các sản phẩm từ ong mật tại tỉnh Tây Ninh”

Thứ ba - 14/07/2020 03:00 197 0

z1966068044462_b97b01f8db692a81a8a1c6eb2ad8c1e8.jpg

Hình ảnh đoàn kiểm tra làm việc tại điểm triển khai nội dung 4 của đề tài

Sáng ngày 09/07/2020, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Tây Ninh đã thành lập đoàn kiểm tra do Ông Dương Quốc Khánh – Giám đốc Sở KH&CN làm trưởng đoàn, tiến hành kiểm tiến độ đề tài "Xây dựng quy trình kỹ thuật, mô hình nuôi ong mật và khai thác các sản phẩm từ ong mật tại tỉnh Tây Ninh" do KS. Nguyễn Anh Khoa làm chủ nhiệm đề tài, tổ chức chủ trì là Trung tâm nghiên cứu ong Miền Nam.

Đề tài được thực hiện trong 24 tháng với tổng kinh phí là 1.322.985.200 đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và nguồn kinh phí khác, với mục tiêu xây dựng và phát triển nghề nuôi ong ở tỉnh Tây Ninh theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng hiện có và tạo ra việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân ở các vùng sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm quý có giá trị kinh tế cao để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Đến thời điểm hiện tại đề tài đã bước vào giai đoạn thực hiện nghiên cứu nội dung 3 hoàn thiện 02 quy trình khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm từ ong mật (mật ong, sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa,…) và nội dung 4 đánh giá hiệu quả dùng ong mật để thụ phấn cho cây trồng trong nhà lưới, nhà kính. Đoàn kiểm tra đã đến tận nơi nghiên cứu, đặt thiết bị sử dụng trong quy trình khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm từ ong mật tại thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh và địa điểm bố trí thí nghiệm dùng ong thụ phấn cho cây dưa lưới trồng trong nhà màng tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Về quy trình nêu tại nội dung 3 tác giả nghiên cứu đang tiến hành đánh giá tính hiệu quả và tính mới so với các quy trình hiện có nhằm đưa ra quy trình khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm từ ong mật tối ưu cho Tây Ninh, nội dung 4 với các thí nghiệm trước đã thực hiện bước đầu cho thấy sự hiệu quả cả về kinh tế lẫn năng suất trong việc sử dụng ong để thụ phấn cho cây dưa lưới trồng trong nhà màng, với diện tích 1000m­2 nhà màng cần 05 công lao thực hiện việc thu phấn cho cây dưa lưới trong 5 buổi (tiền công 150.000 đồng/buổi/người), cũng với diện tích tương tự ta có thể dùng 02 thùng ong (giá thuê mỗi thùng ong là 800.000 đồng) để thụ phấn cho cây dưa cũng cho năng suất hiệu quả tương đương dùng công lao động, như vậy cho thấy sự hiệu quả rõ rệt về hiệu quả kinh tế cũng như tiết kiệm công lao động trong việc trồng cây dưa lưới trong nhà màng.

Kết thúc buổi làm việc đoàn ghi nhận các kết quả nghiên cứu cũng như đánh giá tiến độ thực hiện đề tài so với thuyết minh ban đầu, nhắc nhở tác giả nghiên cứu thực hiện các công việc còn lại theo đúng theo tiến độ đã đề ra./.

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay2,628
  • Tháng hiện tại49,363
  • Tổng lượt truy cập2,910,105
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây