Cuộc đua xe điện đang sản sinh ra một ngành mới tỷ đô

Thứ hai - 24/07/2023 09:14 317 0
Theo công ty nghiên cứu IndustryARC, thị trường trợ lý ảo thông minh được dự báo sẽ đạt 35,1 tỷ USD vào năm 2025, tăng trưởng hàng năm 30,8% từ năm 2020, với những ngành hưởng lợi như: bán lẻ, tài chính, ngân hàng, y tế và gần đây là "xe điện".
Hơn một thập kỉ trước, cả Google, Apple và Amazon lao vào cuộc đua trợ lý ảo - sản sinh ra những Google Assistant, Siri và Alexa, với mong muốn biến những trợ lý ảo này trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và hỗ trợ đắc lực cho người dùng. Chẳng hạn, chỉ với một khẩu lệnh đơn giản "Hey Siri", người dùng iPhone có thể tương tác nhanh với điện thoại và yêu cầu thực hiện các tác vụ như: gọi điện, gửi tin nhắn, tra cứu thông tin và điều khiển các ứng dụng...
Tuy nhiên, công nghệ là không giới hạn. Google Assistant, Siri và Alexa đang dần được thay thế bởi những trợ lý ảo ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT, Google Bard, hay Bing AI của Microsoft. Theo công ty nghiên cứu IndustryARC, thị trường trợ lý ảo thông minh được dự báo sẽ đạt 35,1 tỷ USD vào năm 2025, tăng trưởng hàng năm 30,8% từ năm 2020 đến 2025.
Trong đó, những ngành hưởng lợi từ sự phát triển của thị trường trợ lý ảo có thể kể đến như: bán lẻ, tài chính, ngân hàng, y tế và gần đây là xe điện. Thế nhưng, tại Việt Nam, chu trình này dường như đi ngược lại với thế giới. Do đi sau về mặt công nghệ, từ khi cuộc đua làm xe điện nổ ra, thì thị trường trợ lý ảo ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nước mới bắt đầu được hình thành.
Trợ lý ảo Kiki trên xe hơi của VNG
Trợ lý ảo Kiki của VNG là người chơi tiên phong trong thị trường nước, khi lần đầu được công bố vào năm 2018. Tất nhiên, để Kiki ra đời thì đằng sau đó là một trung tâm nghiên cứu Zalo AI được thành lập vào cuối năm 2017. Thế mạnh lớn nhất của trợ lý Kiki chính là khả năng xử lý tiếng Việt tốt, hiểu thói quen và văn hóa giao tiếp bản địa. Đây được xem là yếu tố cạnh tranh giúp Kiki ngày càng tăng thị phần và khẳng định dấu ấn của mình tại thị trường nội địa.
Khác với các trợ lý ngoại nhập xử lý giọng nói tiếng Việt có phần hạn chế, trợ lý Kiki không những có thể giao tiếp chuẩn tiếng Việt, thậm chí còn nghe hiểu tốt giọng nói theo từng vùng miền và đặc trưng ngôn ngữ từng địa phương.
Kiki thậm chí còn được kết hợp với hãng xe Hàn Quốc thông qua hợp tác ba bên giữa CTCP Dịch vụ và Hạ tầng Ô tô Thành Công (TCMS), Công ty TNHH Motrex (Hàn Quốc) và Zalo AI, tích hợp trợ lý tiếng Việt Kiki lên hệ thống đầu giải trí do Motrex sản xuất.
Đến nay, đã có hơn 20 hãng màn hình ô tô tích hợp mặc định trợ lý ảo Kiki, cán mốc 300.000 lượt cài đặt sử dụng. Lượng người dùng Kiki theo đó đã tăng trưởng 50% so với số liệu thống kê hồi tháng 12/2022. Với nhu cầu và tiềm năng thị trường hiện nay, con số này hứa hẹn sẽ không ngừng tăng lên, mở rộng cơ hội cho người dùng sở hữu những tiện ích từ trí tuệ nhân tạo mang lại.
Cuộc đua xe điện đang sản sinh ra một ngành mới tỷ đô là trợ lý ảo tại Việt Nam
Ra đời sau Kiki, trợ lý ảo Vivi phát triển bởi VinBigData lại có hướng đi khác, khi chỉ phục vụ duy nhất dòng xe điện Vinfast như VF e34, VF 8 và sắp tới là nhiều mẫu xe khác. Trợ lý ảo Vivi được ứng dụng trên ô tô nhằm hỗ trợ người lái thực hiện nhiều tác vụ khi đang di chuyển, ví dụ như: điều khiển xe thông minh, thiết lập, theo dõi và ghi nhớ hồ sơ người lái, điều hướng - dẫn đường, an ninh - an toàn, tiện ích gia đình và văn phòng…
Bên cạnh đó, trong bản cập nhật mới nhất, trợ lý ảo này còn được nâng cấp về kỹ thuật, nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng như: kể chuyện tiếu lâm kết hợp cùng Giáo sư Cù Trọng Xoay - Đinh Tiến Dũng, nghe sách nói Voiz FM, hay hỗ trợ sử dụng ra lệnh giọng nói kết nối với Tổng đài chăm sóc khách hàng của VinFast…
Để làm được những điều này, Vivi kế thừa những thành tựu công nghệ từ nền tảng trí tuệ nhân tạo VinBase được tích hợp những công nghệ giọng nói thế hệ mới nhất như: sinh trắc học giọng nói, phân tích quan điểm, công nghệ khử nhiễu, chuyển đổi giọng nói cùng hệ tri thức được xây dựng từ hơn 100 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, trợ lý ảo của VinBigData được Ngân hàng Á Châu (ACB) sử dụng từ tháng 10/2022, cung cấp cho hàng triệu khách hàng những thông tin về ưu đãi, các khoản vay hoặc gửi, vị trí chi nhánh/cây ATM gần nhất...
​Trong lĩnh vực bất động sản, trợ lý ảo của VinBigData giúp nâng cao trải nghiệm đặc quyền cho cư dân và khách hàng Vinhomes, giúp khách hàng có thể dễ dàng truy xuất thông tin bằng chính giọng nói của mình.
Tất nhiên, vẫn còn nhiều thách thức mà thị trường trợ lý ảo tại Việt Nam phải đối mặt để hoàn thiện sản phẩm, nhưng người dùng hoàn toàn có thể mong chờ về một tương lai viễn cảnh không chạm được hiện thực hóa với mọi khía cạnh của cuộc sống./.
Nguồn: Việt Hưng - https://theleader.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,234
  • Tháng hiện tại9,252
  • Tổng lượt truy cập2,951,281
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây