Tác động của nền công nghiệp 4.0 đối với xây dựng và bảo vệ tài sản trí tuệ

Thứ năm - 06/04/2023 08:02 247 0
Hiện nay, vấn đề xây dựng, bảo vệ tài sản trí tuệ (TSTT) không chỉ gói gọn trong phạm vi của một quốc gia mà còn ở quy mô khu vực và toàn cầu, mở ra nhiều cơ hội phát triển. Tuy vậy, chủ sở hữu TSTT cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời đại công nghiệp 4.0.
Trong những năm gần đây, cách mạng công nghiệp 4.0 làm thế giới phẳng hơn, nhỏ hơn và phụ thuộc vào nhau hơn. Sự cải tiến về mặt công nghệ cùng với việc sử dụng các thiết bị thông minh thông qua kết nối internet làm thay đổi phần lớn cách sống, làm việc và hưởng thụ những thành quả lao động của con người. Không chỉ vậy, nó còn giúp chúng ta tiến từng bước gần và dễ dàng hơn đối với nền tri thức nhân loại bởi sự lan toả của thông tin khi tốc độ internet làm mọi giới hạn về không gian và thời gian gần như được xoá bỏ. 
Cũng chính trong thời đại 4.0, vấn đề xây dựng, bảo vệ tài sản trí tuệ (TSTT) không chỉ gói gọn trong phạm vi của một quốc gia mà còn ở quy mô khu vực và toàn cầu. Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ mang đến những cơ hội và mà còn tạo ra nhiều thách thức đối với các chủ sở hữu TSTT.

Một số phát minh của cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Để thảo luận về vấn đề này, trong 02 ngày 17-18/3 tới đây, tại Khách sạn Melia Hotel, 44 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo: “Tác động của nền công nghiệp 4.0 đối với việc xây dựng và bảo vệ tài sản trí tuệ: Thách thức chủ sở hữu tài sản trí tuệ ASEAN phải đối mặt”.
Hội thảo có sự góp mặt của lãnh đạo Hiệp hội Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN, Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cùng nhiều chuyên gia, luật sư trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT). 
Tại hội thảo, các chuyên gia cùng bàn luận về chủ đề: “Công nghiệp 4.0 là gì và tác động của nó đối với chủ sở hữu và người thực thi quyền SHTT ở ASEAN”.
Trên Wikipedia có đoạn trích làm nổi bật ý nghĩa của Công nghiệp 4.0: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay Công nghiệp 4.0) làm rõ sự thay đổi nhanh chóng đối với công nghệ, các ngành công nghiệp cũng như những mô hình hay hình thái xã hội trong thế kỷ 21 do khả năng kết nối ngày càng nhanh chóng và tự động hóa thông minh. Tuy nhiên việc hiểu hết những hàm ý trên, đặc biệt là trong lĩnh vực SHTT vẫn là một cuộc đấu tranh trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Vì vậy hội thảo chính là cơ hội giúp chúng ta xây dựng phương hướng trong bối cảnh mới và thấy được những cơ hội và thách thức phía trước đối với chủ sở hữu và người thực thi quyền SHTT.


Ngoài ra, tại Hội thảo, chủ đề “Bảo vệ dữ liệu – Liệu SHTT có còn phù hợp?” cũng sẽ được đưa ra bàn luận. Hiện nay,  cụm từ “Data is king” (Dữ liệu là vua) quá quen thuộc trong thời đại kỹ thuật số này khi chìa khoá dẫn đến thành công của bất kỳ doanh nghiệp và ngành công nghiệp lớn nào đều liên quan tới việc quản lý kho “dữ liệu lớn” và “phân tích dữ liệu”. Tuy nhiên, nhiều cá nhân cũng như doanh nghiệp lại chưa hiểu rõ luật bảo vệ dữ liệu (không chỉ dữ liệu cá nhân) thực thi như thế nào? Điểm chung giữa SHTT và bảo vệ dữ liệu là gì? Chúng có thực sự nằm ở hai mục khác nhau, hai nội dung này hoàn toàn không giống nhau hay ranh giới giữa chúng ngày càng trở nên mờ nhạt? Vì vậy hội thảo sẽ thảo luận về kinh nghiệm quyền lực pháp lý khác nhau trong và ngoài ASEAN về các luật đổi mới liên quan đến chủ đề này.
Các diễn giả tại hội thảo cũng sẽ làm rõ vấn đề: Công nghiệp 4.0 có phải là mối đe dọa hiện hữu đối với khái niệm SHTT truyền thống? Có thể thấy, vấn đề phức tạp về quyền phát minh trí tuệ nhân tạo (AI) đã gây ra nhiều thách thức đối với các toà án và văn phòng SHTT. Liệu đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm? Nếu tác giả/người sáng tạo không phải là pháp nhân, thì ai thực sự là chủ nhân của SHTT? Khả năng được cấp bằng sáng chế về AI hoặc các phát minh được hỗ trợ bởi AI sẽ như thế nào? Việc thu thập dữ liệu hoặc sử dụng AI một cách phi đạo đức có nên được công nhận bằng bảo vệ SHTT không? Việc đăng ký SHTT hoặc thậm chí vi phạm SHTT do AI gây ra nên được giải quyết như thế nào?,… Tất cả những vấn đề này sẽ được thảo luận tại hội thảo.
Ngoài ra, các chủ đề: “Những thách thức khi thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên số” và “Định giá SHTT và Công nghiệp 4.0” (giới thiệu Chương trình định giá IP của WIPO) cũng là những chủ đề được mong chờ tại hội thảo.
Các chuyên gia sẽ bàn luận về sự gia tăng của các hành vi xâm phạm SHTT trực tuyến, việc sử dụng SHTT nhưng không có sự đồng ý trong thế giới ảo, các hành vi vi phạm do sử dụng NFT và nhiều vấn đề khác đều đang khiến những người khởi kiện và bên thực thi quyền SHTT gặp khó khăn. 
Nếu đổi mới và SHTT được cho là động lực kinh tế của nền Công nghiệp 4.0, vậy các kỹ thuật và tiêu chí mới nhất để định giá những tài sản đó là gì? và WIPO đã làm gì để phát triển hơn nữa khía cạnh quan trọng này vốn là chìa khóa để thương mại hóa SHTT? Những câu hỏi trên sẽ được giải đáp tại hội thảo tới đây./. 
Nguồn: https://sohuutritue.net.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay1,581
  • Tháng hiện tại55,358
  • Tổng lượt truy cập1,864,259
trả lời phản ánh, kiến nghị
trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
công khai minh bạch
CSDL Quốc Gia
Góp ý dự thảo
Biểu mẫu thống kê thông tin KH&CN
Các cuộc điều tra về lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đăng ký kết quả thực hiện nv kh&cn
SÀN GIAO DỊCH
csdl
Danh mục TTHC
tbt
Họp không giấy
hỏi đáp trực tuyến
giải búa liềm vàng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây