Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Tây Ninh đã phối hợp với Vụ Phát triển KH&CN thuộc Bộ KH&CN đã tổ chức Hội thảo Khoa học
Bà Phạm Thị Lan Hương phát biểu khai mạc Hội Thảo |
với chủ đề: “Giải pháp xử lý bèo lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông”. Tham dự Hội thảo có hơn 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, các Sở ngành, tổ chức, cá nhân, nhà khoa học trong ngoài tỉnh. Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bà Phạm Thị Lan Hương – Giám đốc Sở KH&CN Tây Ninh, đã nêu lên vấn nạn bèo lục bình trên các sông, kênh, rạch ở nước ta hiện nay đang gây cản trở rất lớn đến sinh hoạt của người dân, việc thoát nước, giao thông thủy, ô nhiễm môi trường, làm xấu cảnh quan của vùng Đông Nam bộ cũng như vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt trên sông Vàm Cỏ Đông chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh lục bình phát triển rất nhiều. Mật độ lục bình trên sông vào các tháng mùa khô dày đặc chiếm trên 70% diện tích mặt sông, làm ảnh hưởng nhiều họat động có liên quan đến sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Nên việc nghiên cứu các giải pháp xử lý lục bình là nhu cầu thiết thực hiện nay và được nhiều địa phương quan tâm.
Toàn cảnh Hội Thảo |
Trong khoảng thời gian quy định, Hội thảo đã có 14 ý kiến tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý về vấn đề bèo lục bình tại tỉnh Tây Ninh và các vùng lân cận. Các tham luận đã tập trung vào tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng và đề xuất về giải pháp xử lý bèo lục bình theo 02 quan điểm khác nhau: lục bình là một nguồn tài nguyên cần khai thác bền vững và lục bình là vấn nạn cần xử lý triệt để. Một số tham luận đã thể hiện rõ được từ cây lục bình có thể sản xuất năng lượng (biogas và dùng biogas để phát điện); lục bình làm phân bón; giá thể để trồng cây; nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; làm sạch nước sông… Đồng thời lục bình là nguyên nhân của một số vấn nạn như cản trở dòng chảy, tắc nghẽn giao thông thủy, cản trở sự đánh bắt, nuôi trồng thủy sản….
Sau khi trao đổi, thảo luận đóng góp ý kiến cho Hội thảo “Giải pháp xử lý bèo lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông” . Ông Chu Thúc Đạt – Phó Vụ trưởng, Vụ phát triển KH&CN - Bộ KH&CN, thay mặt Chủ tọa đoàn tổng hợp, thống nhất các ý kiến của Hội thảo như sau:
- Vấn đề mà bèo lục bình gây ra không chỉ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh mà còn lan sang các tỉnh khác trên địa bàn cả nước.
- Các báo cáo tham luận và các giải pháp được trình bày trong Hội thảo sẽ được Ban tổ chức tổng hợp, tham mưu cho các cơ quan chức năng đưa ra giải pháp hợp lý đối vấn đề bèo lục bình trên các dòng sông.
- Ban tổ chức Hội thảo rất hoan nghênh các doanh nghiệp đã có những quan tâm đầu tư nghiên cứu các giải pháp và trang thiết bị để xử lý bèo lục bình trong thời gian qua, một số Công ty đã có sản phẩm chế biến từ bèo lục bình.
- Tây Ninh hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do bèo lục bình phát triển làm cản trở dòng chảy, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường… các cấp lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến vấn đề xử lý bèo lục bình và là tỉnh đầu tiên trong cả nước thành lập “Ban chỉ đạo xử lý lục bình”.
- Ban tổ chức Hội thảo đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh tổng hợp các báo cáo tham luận, giải pháp xử lý bèo lục bình, kết quả chung của Hội thảo để báo cáo UBND tỉnh, Ban chỉ đạo xử lý bèo lục bình của tỉnh. Đồng thời chủ động tham mưu cho địa phương sử dụng một số kết quả của các nhà khoa học, doanh nghiệp đã nghiên cứu vào thực tiễn địa phương.
- Kết quả của Hội thảo và một số giải pháp, kiến nghị của các báo cáo viên đề nghị được truyền thông rộng rãi trên các trang thông tin, cổng thông tin của Bộ KH&CN và các Sở KH&CN để có thể nghiên cứu áp dụng.
- Bộ KH&CN, Sở KH&CN các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng của các địa phương xem xét đề xuất các giải pháp cụ thể có tính hiệu quả cao về kinh tế và xã hội để tham mưu cho các ngành, các cấp thực hiện trong thời gian tới.
Phòng QLKH
Ý kiến bạn đọc